Bảy loại phước- Phước thế gian - Phước báu thế gian - Phước xuất thế gian - Phước báu xuất thế gian. Công đức và phước đức - Có Đại phúc báu. Tu phước báu - Tu phúc báu. Tu Bố thí - Phước điền - Ruộng phước

+ Các loại phước: ...... “Punya” là thuật ngữ Bắc Phạn, có nghĩa là “phước đức.” Kết quả của những việc làm thiện lành tự nguyện, còn có nghĩa là phước điền, hay hạnh phước điền..........
II. Phước Điền: ..... Phước bao gồm tài sản và hạnh phước của cõi nhân thiên, nên chỉ là tạm bợ và vẫn chịu luân hồi sanh tử. Trong Phật giáo, từ “phước điền” được dùng như một khu ruộng nơi người ta làm mùa. .... Theo Phật giáo thì Phật, Bồ tát, A La Hán, và tất cả chúng sanh, dù bạn hay thù, đều là những ruộng phước đức cho ta gieo trồng phước đức và công đức. Nói về phước điền, có hai loại: Thứ nhất là Hữu lậu phước điền: Giúp con người cải thiện điều kiện sống trong kiếp lai sanh. Nói về hữu lậu phước điền, có ba thứ: a) Bi điền: Chăm sóc cho người bịnh đáng thương hay người nghèo khó. b) Kính điền: Hộ trợ chư Tăng Ni. Kính trọng Phật và Thánh chúng. c) Ân điền: Gieo phước nơi cha mẹ; gieo phước bằng cách đắp đường, đào giếng, xây cầu, bồi lộ. Thứ nhì là Vô lậu phước điền: Niết bàn là ruộng phước vĩnh cửu. Theo Vô Lượng Thọ Kinh, có ba loại phước điền: Thế phước, giới phước, và hành phước. Theo Câu Xá Luận, cũng có ba loại phước điền: ân phước hay thí loại phước (quả phước bố thí), giới loại phước (quả phước của trì giới), và tu loại phước (phước tu hành). Có bốn loại ruộng phước: thú điền (phước điền nơi súc sanh), khổ điền (phước điền nơi người nghèo), ân điền (phước điền nơi song thân), và đức điền (phước điền nơi các bậc hiền Thánh hay nơi việc hoằng pháp). Theo Phật giáo, có tám ruộng phước điền: 1-5) kính điền (Phật điền, thánh nhân, hòa thượng, a xà lê, tăng), 6-7) ân điền (cha, mẹ), 8) bi điền (người bịnh). Tám phước điền theo Kinh Phạm Võng: làm đường rộng giếng tốt, bắt cầu, tu sửa những đường xá nguy hiểm, hiếu dưỡng cha mẹ, hộ trì Tăng Già, chăm sóc người bệnh, giúp đở người lâm nạn tai ương, thương xót không sát hại súc sanh. Lại có tám ruộng phước điền khác: kính Phật, hộ pháp, trợ Tăng, hiếu kính cha mẹ, hộ trì người biết pháp, hoặc giả xem chư Tăng như những vị Thầy, thương xót và bố thí cho người nghèo, chăm sóc người bệnh, và không sát sanh hại vật......
....... Trong “Lá Thư Từ Tổ Ấn Quang,” Đại Sư Ấn Quang dạy: “Hành giả niệm Phật, mỗi khi tụng kinhtrì chúlễ báisám hốicứu hộ tai nạn, giúp kẻ nghèo khổ, không nên tìm kiếm công đức phước đức nơi cõi nhân thiên. Nếu có tâm niệm ấy thì mất phần lợi lạc của sự vãng sanh Tịnh Độ và phải bị chìm đắm trong biển đời Sanh TửHành giả nên biết rằng hưởng phúc càng nhiều ác nghiệp càng lớn, khó mà thoát được tam đồ địa ngụcngạ quỷ và súc sanh qua một đời sau nữa. Chừng đó muốn trở lại làm thân người, được nghe pháp Tịnh Độ hiện đời giải thoát còn khó hơn lên cõi trời! Chính vì lý do này mà đức Phật dạy chúng sanh niệm Phật cầu về Tây Phương Tịnh Độ, vì chúng sanh mà giải quyết vấn đề sinh tử ngay trong hiện kiếp. Nếu lại cầu đời sau hưởng phước báo ở cõi nhân thiên tức là trái lại với lời Phật dạy, cũng giống như đem hạt ngọc mà đổi lấy một viên kẹo để ăn, há chẳng đáng tiếc lắm sao!”(Nguồn: Công đức và phước đức)
+ Kinh Thế gian phước 
- 59. BẢY LOẠI PHƯỚC THẾ GIAN
Có bảy loại phước thế gian, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn. (Tộc tánh là người nam, nữ, nhà hảo tâm)
1) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm cúng thí phòng xá, nhà gác cho đại chúng Tỳ-kheo. Đó là loại phước thế gian thứ nhất, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.
2) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, cúng thí giường nằm, đồ ngồi, đệm lông, thảm dệt, chăn len, ngọa cụ trong các phòng xá.
3) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, cúng thí y phục mới mẽ, sạch sẽ, đẹp đẽ.
4) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, thường xuyên cúng thí chúng tăng cháo buổi sáng,
5) Cúng dường thức ăn buổi trưa,
6) Cung cấp người làm vườn để sai bảo;
7) Hoặc gió, mưa, tuyết, lạnh, tự mình thân đến khu vườn mà cúng thí chu cấp thêm. Khiến các Tỳ-kheo sau khi ăn, không lo gió, mưa, tuyết lạnh khiến y phục bị ướt át, mà ngày đêm yên vui, tư duy thiền tọa vắng lặng. Châu-na, đó là loại thế gian phước thứ bảy, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.
Ví như nước sông Hằng-già từ nguồn chảy ra, tuôn vào đại hải, ở vào khoảng giữa càng lúc càng sâu, càng lúc càng rộng. Cũng vậy, Châu-na, tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm ấy, đã tạo được bảy loại phước thế gian này rồi thì hoặc đi, hoặc đến, hoặc ngồi, hoặc ngủ, hoặc thức, hoặc ngày, hoặc đêm, phước đức ấy càng sinh, càng lúc càng thêm, càng lúc càng rộng. 
- 60. BẢY LOẠI PHƯỚC XUẤT THẾ GIAN [Tộc tánh: Thiện nam - Tín nữ]
1) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai đang trú ở nơi nào đó. Sau khi nghe, liền hoan hỷ, trong lòng rất phấn khởi.
2) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai sẽ từ nơi kia đến đây, nghe rồi vui vẻ, trong lòng rất phấn khởi.
3) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai sẽ từ nơi kia đến đây, nghe rồi vui vẻ, trong lòng rất phấn khởi.
4) Với tâm thanh tịnh, đích thân tới thăm viếng,
5) Đích thân tới lễ kính,
6) Đích thân tới cúng dường.
7) Sau khi cúng dường, thọ pháp ba tự quy, đối với Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo mà thọ giới cấm. Đó là loại phước xuất thế gian thứ bảy, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.
Ví như từ châu Diêm-phù có năm con sông: Một là Hằng-già, hai là Dao-vưu-a, ba là Xá-lao-phù, bốn là A-di-la-bà-đề và năm là Ma-xí, đều chảy về đại hải. Ở khoảng giữa của chúng, không thể tính được số nước của bao nhiêu thăng hộc. Chỉ có thể nói là số nước nhiều không thể hạn, không thể lượng, và không thể biết được.
Cũng vậy, tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nếu tạo được bảy loại phước thế gian này và lại có bảy loại phước xuất thế gian, thì phước của người kia không thế tính được, có chừng ấy phước, có chừng ấy kết quả của phước, có chừng ấy phước báo. Chỉ có thể nói là không thể hạn, không thể lượng, và không thể biết được con số đại phước(Trung A Hàm, Kinh Thế Gian Phước, Phẩm 1, số 7)