Hình thành thức thứ tám - Thức thứ tám hình thành - Hình thành linh hồn - Linh hồn hình thành. Các thức - Tâm thức - Linh hồn. Chữ Tâm Ta

+ A Lại Da Thức - Thức thứ 8 DO ĐÂU MÀ CÓ: "Do nương nơi chân mà khởi vọng, nên tánh Như Lai tạng biến thành A-lại-da thức, tức là thức thứ 8, còn gọi là tàng thức. Thức thứ 8 là cơ sở hiện hữu của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức (Thức này phân thành 3 thức 6- 7- 8)..."

Trích giảng giải trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm của HT Tuyên Hóa:
... Mở nút phải theo thứ lớp. Nhất thiết phải theo thứ tự khi mở các nút.
Quý vị sẽ hỏi: “Làm thế nào để mở theo thứ tự từng nút? Nút đầu tiên bị thắt lại như thế nào?”
Để bắt đầu, tánh Như Lai tạng vốn chẳng phải là đối tượng của sinh diệt. Nhưng tối tăm mê muội làm thành hư không (hối muội vi không). Ngay tại đó mà vô minh sinh khởi. Thế nên, mặc dù tánh Như Lai tạng là bất sinh bất diệt, nhưng nương nơi chân mà khởi vọng, theo đó là tâm đối tượng của sinh diệt phát sinh – đó là thức. Thức nầy phân thành thức thứ sáu, thức thứ 7 , và thức thứ 8. Nhưng cội nguồn của thức thứ 8 vốn phát khởi từ vô minh, tạo ra các thứ sinh diệt, lại là tánh của Như Lai tạng, tánh Như Lai tạng nầy lại chẳng phải là đối tượng của sinh diệt. Căn nguyên của nó chính là chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể.
Do nương nơi chân mà khởi vọng, nên tánh Như Lai tạng biến thành A-lại-da thức, tức là thức thứ 8, còn gọi là tàng thức.
Thức thứ 8 là cơ sở hiện hữu của ngũ uẩn - 5 Uẩn gồm: (1. SẮC) - (2. THỌ/ Thứ 5) - (3. TƯỞNG/ Ý thức/ Thứ 6) - (4. HÀNH/ Mạt na Thức/ Thứ 7 - Lập lên Hành Uẩn) - (5. THỨC/ Thứ 8). Do Thức uẩn sinh khởi đầu tiên mà có HÀNH UẨN. Đây là thức thứ 7, tức Mạt-na thức, còn gọi là truyền tống thức. Thức nầy truyền đạt những thông tin từ thức thứ sáu vào thức thứ 8. Chính nó lập nên HÀNH UẨN.
Uẩn tiếp theo là tưởng uẩn; đây là thức thứ sáu, còn gọi là ý thức. Thọ uẩn một trong năm thức đầu tiên: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức. Thọ uẩn - Tưởng uẩn - Hành uẩn - Thức uẩn (Thức thứ 8), mỗi thứ tương ứng với một nút thắt (Trong 6 nút thắt). Sắc uẩn được kể là 2 nút, vì nó thô trọng hơn (Vậy tổng là 6 nút tương ứng 5 Uẩn: Sắc (2 nút) - Thọ - Tưởng - Hành - Thức). Như vậy, sáu nút bắt đầu với thức thứ 8 và hoạt dụng thông qua thức thứ 7 và thức thứ sáu rồi thông qua năm thức giác quan. Với sự hiện hữu của ngũ uẩn mà ngũ trược được hình thành, tạo ra không biết bao nhiêu chướng ngại.
Nếu chúng ta muốn mở những nút nầy, trước hết, chúng ta phải dừng lại không đuổi theo sắc uẩn nữa. Một khi hai nút nầy đã được mở ra, thì các uẩn khác như thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng được dừng lại, sáu nút đều được mở. “Các nút phải được mở theo thứ tự,” bởi vì sắc uẩn là gồm những nút thô trọng, trong khi những uẩn khác, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là cực kỳ vi tế.
“Thế tại sao chúng bắt đầu sự tạo thành từ bên trong rồi tiến hành sang bên ngoài?” Quý vị sẽ thắc mắc.
thức thứ 8thức đầu tiên khởi niệm tưởng phân biệt. Tất cả đều bắt nguồn từ thức thứ 8. Ngũ uẩn và thức thứ 8 kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành nút buộc luân hồi sinh tử. Vì nó bắt đầu từ thức thứ 8, nên khi mở, phải bắt đầu từ sắc uẩn. Thứ tự nầy cũng giống như khi cởi áo quần, phải cởi từ lớp ngoài trước rồi lớp trong. Theo cách nầy, quý vị cởi từng lớp cho đến hết, như các nút được mở ra vậy. Đó là cách giải thích, nhưng thực tế là nếu quý vị cởi được một nút, thì năm nút kia cũng được mở ra luôn.
* Xin lưu ý: Thức A-đà-na rất vi tế, thậm chí còn hơn cả thức thứ 8. Thức A-đà-na còn gọi là ‘Bạch tịnh thức.’ Đó chính là chủng tử thanh tịnh. Thức tinh nhạy và vi tế nầy đặc biệt tạo nên những tập khí cuồn cuộn chảy như dòng nước xiết. Đây chính là cội nguồn luân hồi sinh tử. Ngay khi một niệm hư vọng sinh khởi trong phương diện nhất chân của thức vi tế nầy, thì đó là một niệm vô minh; trở lại, nó khiến cho tập khí cuồn cuộn dấy lên và chảy như dòng nước xiết. Không có gì có thể ngăn cản được dòng tập khí nầy. Dòng nước chảy xiết ở đây dụ cho luân hồi sinh tử của chúng ta. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)