Nhân nào quả đấy - Nhân nào quả ấy - Nhân quả số phận - Nhân quả tạo mệnh - Tương ứng nghiệp quả - Nghiệp quả tương ứng. Quả báo - Nghiệp báo

+ Nhân nào quả đấy: ... Này bốn ông Thiên Vương! Bồ Tát Ðịa Tạng:
Nếu gặp kẻ sát sanh, thì dạy rõ quả báo vì ương lụy đời trước mà phải chết yểu.
Nếu gặp kẻ trộm cắp, thì dạy rõ quả báo bần cùng khổ sở.
Nếu gặp kẻ tà dâm, thì dạy rõ quả báo làm chim se sẻ, bồ câu, uyên ương.
Nếu gặp kẻ nói lời thô ác, thì dạy rõ quả báo quyến thuộc kình chống nhau.
Nếu gặp kẻ hay hủy báng, thì dạy rõ quả báo không lưỡi, miệng lở.
Nếu gặp kẻ nóng giận, thì dạy rõ quả báo xấu xí, bệnh hoạn, tàn tật.
Nếu gặp kẻ bỏn xẻn, thì dạy rõ quả báo sở cầu không toại nguyện.
Nếu gặp kẻ ăn uống vô độ, thì dạy rõ quả báo đói, khát, cổ họng đau đớn.
Nếu gặp kẻ săn bắn buông lung, thì dạy rõ quả báo kinh cuồng, mất mạng.
Nếu gặp kẻ ngỗ nghịch với cha mẹ, thì dạy rõ quả báo trời đất đánh chết.
Nếu gặp kẻ đốt núi rừng cây cối, thì dạy rõ quả báo cuồng mê đến chết.
Nếu gặp kẻ làm cha mẹ trước hoặc cha mẹ sau mà độc ác, thì dạy rõ quả báo sanh trở lại hiện đời bị roi vọt.
Nếu gặp kẻ đặt lưới, giăng bẫy để bắt các sinh vật còn non yếu, thì dạy rõ quả báo cốt nhục chia lìa.
Nếu gặp kẻ hủy báng Tam Bảo, thì dạy rõ quả báo đui, điếc, câm, ngọng.
Nếu gặp kẻ khinh chê giáo pháp, thì dạy rõ quả báo ở mãi trong ác đạo.
Nếu gặp kẻ phá hoại của Thường Trụ, thì dạy rõ quả báo ức kiếp luân hồi nơi địa ngục.
Nếu gặp kẻ ô nhục phạm hạnhvu báng Tăng Già, thì dạy rõ quả báo ở mãi trong loài súc sanh.
Nếu gặp kẻ làm bỏng, đốt, chém, chặt, hoặc đả thương sinh vật, thì dạy rõ quả báo phải luân hồi đền trả lẫn nhau.
Nếu gặp kẻ phá giới phạm trai, thì dạy rõ quả báo làm thân cầm thú đói khát.
Nếu gặp kẻ phá hủy vật dụng một cách phi lý, thì dạy rõ quả báo mọi sở cầu đều thiếu hụt.
Nếu gặp kẻ kiêu mạn cống cao, thì dạy rõ quả báo làm nô dịch hèn hạ.
Nếu gặp kẻ nói hai lưỡi gây xích mích, thì dạy rõ quả báo không lưỡi hoặc trăm lưỡi.
Nếu gặp kẻ tà kiến, thì dạy rõ quả báo thọ sanh ở vùng biên địa. (Nguồn: Kinh Địa Tạng)
+ 439. NGHIỆP HIỆN TẠI LÀ DO CHÍNH MÌNH TẠO
Ma Mạp nên biết,
   Tạo tác nghiệp tương xứng với đoản thọ, tất chịu đoản thọ.
1) Tạo nghiệp tương xứng với trường thọ, tất được trường thọ.
2) Tạo tác nghiệp tương xứng với nhiều tật bệnh, tất phải chịu nhiều tật bệnh.
3) Tạo tác nghiệp tương xứng với ít tật bệnh, tất được ít tật bệnh.
4) Tạo tác nghiệp tương xứng với sự không đoan chánh, tất phải thọ sự không đoan chánh.
5) Tạo tác nghiệp tương xứng với đoan chánh, tất được đoan chánh.
6) Tạo tác nghiệp tương xứng với không oai đức, tất phải chịu không oai đức.
7) Tạo tác nghiệp tương xứng với oai đức, tất được oai đức.
8) Tạo tác nghiệp tương xứng với dòng dõi ti tiện, tất phải sanh nhằm dòng dõi ti tiện.
9) Tạo tác nghiệp tương xứng với dòng dõi tôn quý, tất được sanh vào dòng dõi tôn quý.
10) Tạo tác nghiệp tương xứng với không của cải, tất bị không của cải.
11) Tạo tác nghiệp tương xứng với nhiều của cải, tất được nhiều của cải.
12) Tạo tác nghiệp tương xứng với trí tuệ kém cỏi, tất bị trí tuệ kém cỏi.
13) Tạo tác nghiệp tương xứng với trí tuệ tốt đẹp, tất được trí tuệ tốt đẹp.
Chúng sanh do hành nghiệp của chính mình, do nghiệp mà thọ báo, duyên nơi nghiệp, tùy theo nghiệp xứ cao thấp mà chúng sanh có tốt đẹp hay không tốt đẹp. (Nguồn: mục 439- Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

+ Bát Chánh Đạo chỉ là một trong rất nhiều Pháp Tu Đạo Bồ Tát/ Thánh Đạo
Người tu Thánh Đạo theo các pháp sau:
- Tu “Nhẫn nhục” để có đầy đủ các tướng tốt.
- Tu “Tinh tấn” để phá trừ ma oán, sớm thành Phật.
- Tu “Thiền định” nên có thể sinh khởi pháp lành.
- Tu “Trí tuệ” để dứt bỏ vọng kiến phân biệt.
- Tu “Tâm từ” để chẳng khởi phiền não, làm hại.
- Tu “Tâm bi” để thương yêu các chúng sinh.
- Tu “Tâm hỷ” để diệt trừ tâm ganh ghét đố kị.
- Tu “Tâm xả” để được tĩnh tại, không yêu ghét...
- Tu “Tứ nhiếp pháp” để có thể giáo hóa chúng sinh.
- Tu “Tứ niệm xứ” để thành tựu pháp quán tứ niệm xứ.
- Tu “Tứ chánh cần” để đoạn trừ tất cả pháp bất thiện.
- Tu “Tứ thần túc”, đẻ thân tâm nhẹ nhàng, thư thái.
- Tu “Năm căn”, để có lòng tin vững chắc, siêng năng, không mê mờ, vọng động, luôn tĩnh lặng, thuần hòa dứt các phiền não.
- Tu “Năm lực”, để mọi thù địch đều diệt hết, không bị phá hoại.
- Tu “Bảy giác chi”, để khéo giác ngộ tất cả các pháp.
- Tu “Tám Thánh Đạo”, để có trí tuệ chân chánh, luôn hiện ra.
- Tu “Pháp chỉ”, để có năng lực trừ bỏ tất cả kết sử.
- Tu “Pháp quán”, để nhận biết tự tánh của các pháp đúng thật.
- Tu “Phương tiện”, để có cái vui của hữu vi và cái vui của vô vi.
Này Long Vương, ông nên biết 10 nghiệp thiện ấy hay khiến mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng và tất cả Pháp Phật đều được viên mãn. Vì thế, nên các ông phải nên siêng năng tu học. (Nguồn: Kinh Thập Thiện)

+ Nhân Quả của ăn thịt chúng sanh: Trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật nói rất hay ! "ĂN NÓ NỬA CÂN ĐỜI SAU PHẢI TRẢ CHO NÓ TÁM LẠNG". Bây giờ ăn là "khẩu phước" tương lai trả nợ là gì ? Trong Định Luật Nhân Quả gọi là không sai chút nào ! Nợ mạng thì trả mạng, nợ tiền thì phải trả tiền mặc dù đến Vô Lượng Kiếp khi nhân duyên tụ hội thì "Quả Báo Liền Hiện Tiền".
Chúng ta hiểu được đạo lý này ! trong Xã Hội hiện thực khi chúng ta gặp vấn đề chúng ta sẽ biết được " Nhân Quả Nghiệp Báo " Người khác tổn thương chúng ta [chúng ta cũng không để trong lòng]. Nghĩ rằng trong đời quá khứ chúng ta đã tổn thương họ, ngày nay tôi đã trả sạch quả báo này! coi như không còn gì nữa _ HT Tịnh Không giảng (Nguồn: Theo Facebook Diệu An)

* Mời xem kỹ giảng giải khi tại: Kinh Địa Tạng - P4- HT Tuyên Hóa giảng
+ Xem thêm: Tổng hợp Nhân nào quả đấy theo Phật dậy