Tam thân - Ba thân và Tứ trí Bồ đề Thanh tịnh Pháp thân: Tâm thức hoạt động - Tám thức hoạt động - Thức lưu chuyển thức - Các Thức hoạt động. Đại viên cảnh trí - Siêu trí tuệ - Bình đẳng tánh trí - Diệu quán sát trí - Thành sở tác trí. Bồ Tát tu

+ Tam thân Phật: Sư nói: "Ba thân là Thanh Tịnh Pháp Thân, đó là tánh của ngươi, Viên Mãn Báo Thân là trí của ngươi, Thiên Bách Ức Hóa Thân là hạnh của ngươi vậy. Nếu ngươi lìa Bổn tánh mà nói riêng ba thân, tức gọi là có thân mà không trí. Bằng ngộ được ba thân không có tự tánh riêng, tức gọi là tứ trí Bồ đề. Hãy nghe ta kệ:
Tự tánh đủ ba thân,
Phát minh thành tứ trí.
Chẳng lìa duyên thấy nghe,
Siêu nhiên lên quả Phật.
Nay tôi vì ông nói,
Tin chắc hằng không mê.
Chớ học người tìm cầu,
Trọn ngày nói Bồ đề."

Trí Thông lại bạch rằng: "Cái nghĩa tứ trí có thể được nghe chăng?"
Sư nói: "Đã hiểu ba thân thì rõ tứ trí, sao lại hỏi nữa? Nếu lìa ba thân mà nói riêng tứ trí, ấy gọi là có trí mà không thân, tức là có trí trở lại thành không trí."
Sư lại nói kệ rằng:
Đại Viên Cảnh Trí, tánh thanh tịnh.
Bình Đẳng Tánh Trí, tâm vô bịnh.
Diệu Quán Sát Trí, kiến phi công,
Thành Sở Tác Trí, đồng viên cảnh.
Ngũ Bát quả, Lục Thất nhơn, chuyển,
Chỉ dùng danh ngôn không thật tánh.
Nếu ngay chỗ chuyển chẳng lưu tình,
Ngay nơi ồn náo, Na-già định. 
HT Tuyên Hóa giảng:
Phật có tứ trí tức Đại Viên Cảnh Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác Trí.
- Đại Viên Cảnh Trí là gì? Là do thức thứ tám chuyển, cho nên nói chuyển thức thành trí. Lúc ông không biết dụng đó là thức, lúc ông phản bổn hoàn nguyên tức chuyển thức thứ tám mà thành Đại Viên Cảnh Trí, cho nên bổn tánh của nó thanh tịnh không có ô nhiễm, vì thế nói Đại Viên Cảnh Trí tánh thanh tịnh.
- Bình Đẳng Tánh Trí là do thức thứ bảy chuyển. Lúc ông chưa hiểu rõ thì gọi là thức thứ bảy, sau khi khai ngộ thì gọi là Bình Đẳng Tánh Trí. Thức thứ bảy cũng gọi là Mạt na da thức, cũng gọi là truyền tống thức, nó do thức thứ sáu truyền cho thức thức tám, cho nên gọi là truyền tống thức, mà thức thứ tám còn gọi là hàm tàng thức, Phạn ngữ là A lại da thức. Những hột giống thiện ác, đều chứa trong thức thứ tám, cho nên trồng thiện nhân liền kết quả thiện, trồng nhân ác liền kết quả ác, cho nên gọi bát thức điền. Thức này giống như một mảnh ruộng, quý vị trồng cái gì thì nó liền sanh cái đó. Bình Đẳng Tánh Trí tâm vô bệnh, bình đẳng tức tâm Chư Phật và chúng sanh thì bình đẳng, vô bệnh tức không có chướng ngại, tật đố, tham sân si. Nếu quý vị không có chướng ngại, tật đố, tham sân si thì có thể chuyển thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí.
- Diệu Quán Sát Trí kiến phi công: Diệu Quán Sát Trí thì do ý thức thứ sáu chuyển, thức thứ sáu này cái gì cũng đều phân biệt, phân biệt thiện ác, thị phi, nam nữ, cho nên xem ra thì rất thông minh, thực tế đã biến thành ý thức. Nếu đã chuyển thức thành trí, thành Diệu Quán Sát Trí – Nó nhìn thấy mọi cảnh giới mà không cần phân biệt vẫn có thể hiểu rõ. Diệu quán sáttâm phân biệt không giống nhau, cho nên chứng quả A la hán cần phải tác ý quan sát, tác ý chính là từ trong tịnh quan sát, mà có thể biết được những sự việc trong tám vạn đại kiếp. Chính là sử dụng Diệu Quán Sát Trí này mà có thể biết được, nhưng nếu quý vị không tác ý quan sát, vẫn là dùng ý thức, tức là người thường đều có.
- Thành Sở Tác Trí đồng viên cảnh: Thành Sở Tác Trí là do năm thức đầu: tức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thành tựu, giống như một cái gương tròn.
- Ngũ Bát, Lục Thất quả nhân chuyển: Ngũ chính là năm thức đầu, Bát chính là thức thứ tám; Ngũ Bát quả chuyển tức là năm thức đầu và thức thứ tám được chuyển ở giai đoạn gặt quả, thành Đại Viên Cảnh Trí và Thành Sở Tác Trí. Lục Thất nhân chuyển tức là thức thứ sáu và thức thứ bảy được chuyển trước trong thời kỳ gieo nhân, thành Diệu Quán Sát Trí và Bình Đẳng Tánh Trí. Trong việc chuyển bát thức thành tứ trí, thức thứ sáu và bảy chuyển trước ở giai đoạn gieo nhân, kế sau là chuyển năm thức đầu và thức thứ támthời kỳ gặt quả.
- Đản dụng danh ngôn vô thực tánh: Tuy nói trên nhân chuyển, trên quả chuyển, thực tế thì không có thực tánh nào, chỉ là một số danh từ mà thôi.
- Nhược ư chuyển xứ bất lưu tình: Nếu ông đang ở chỗ (tình thức) chuyển không ngừng, mà ông không dùng tâm tình phàm phu lại suy tính đo lường.
- Phồn hưng vĩnh xứ Na-già định: Phồn có nghĩa là nhiều, Hưng có nghĩa hưng khởi, tức là thường ở trong Na già định – Na già (Naga) định chính là định của rồng. Tại sao rồng có thể lớn có thể nhỏ? Chính là từ trong định biến hóa, cho nên rồng gọi là Thần Long, vì nó có thể biến hóa vô cùng. Giống như lời tựa đã nói: Lục Tổ Đại sư dùng bát hàng phục rồng, rồng này chắc có vô minh và tính nóng giận. Nó nghĩ: "Thầy nói tôi không dám vào trong bát của thầy à? Xem nè!" Vì thế bèn nhảy vào trong bát, nhưng khi đã nhảy vào rồi thì không có cách nào nhảy ra. Rồng này sau khi nghe Lục Tổ Đại sư thuyết pháp liền được vãng sanh. Tuy rồng này thường ở trong định, nhưng chưa phá vô minh, cho nên vẫn còn nổi nóng, muốn hiển thần thông. Nếu nó có định lực, dù có nghe Lục Tổ nói: "Ngươi không thể hóa thành thân nhỏ," thì cũng không bị dao động. Na-già địnhthứ định bất khả tư nghì. Do đâu mà trở thành rồng? Do là lúc trước, ở nhân địa, học Phật pháp rất tinh tấn, nhưng lại không giữ giới luật. Nghĩ rằng: "Người thường cần giữ giới luật nhưng tôi có thể không giữ." Cho nên nói: "Tu hành thì siêng năng nhưng giới luật thì buông thả (thừa cấp giới hoãn)," vì thế nên biến thành rồng.
Lưu Ý (Nguyên chú): phần nói về chuyển thức thành trí: "Chuyển tiền ngũ thức là Thành Sở Tác Trí. Chuyển thức thứ sáu làm Diệu Quán Sát Trí. Chuyển thức thứ bảy làm Bình Đẳng Tánh Trí. Chuyển thức thứ tám thành Đại Viên Cảnh Trí. Tuy thức thứ sáu thứ bảy ở trong nhân chuyển, năm thức trước và thức thứ tám ở trên quả chuyển, nhưng chỉ chuyển trên danh tướng mà không chuyển bản thể của nó" theo bản khắc Đại Tạng Kinh, cùng với bản khắc đời Minh, đều là chữ nhỏ. Chỉ có bản khắc gần đây khắc lầm là chữ lớn, lẫn lộn với nguyên văn của Đàn Kinh. Như vậy không đúng! Cho nên vẫn làm chữ nhỏ mà viết thêm hai chữ "nguyên chú" (tức là lưu ý) để phân biệt. (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tám Thức hoạt động: 346. Hỏi: Con thường nghe nói rằng: tất cả những hành động của chúng ta đều sẽ trở thành chủng tử trong thức thứ tám. Con không biết giữa thức thứ tám này và bảy thức trước có mối quan hệ ra sao?
Đáp: Bảy thức trướccùng làm việc với nhau trong thân thể chúng ta. Bảy thức đó đều chịu sự chi phối của thức thứ tám. Nếu phân tách ra thì bảy thức đó cũng không có trách nhiệm gì mà lãnh trách nhiệm lại là thức thứ tám. Nhưng đến lúc cuối cùng, khi thức thứ tám không thể điều khiển được bảy thức trước thì con người sẽ chết. Lúc chết, thức thứ tám rời khỏi thân thể sau hết, nhưng lúc nhập thai thì nó lại đến trước tiên. Cho nên nói: “Đi sau tới trước làm chủ ông.” Thức thứ tám là chủ nhân ông, nếu y không tới thì bảy thức kia cũng không có tác dụng gì. Bảy thức đều do thức thứ tám mà có, nếu nó bị hư hoại thì bảy thức kia cũng bị hoại luôn. Giống như bộ phận tống dầu trong đầu máy xe mà bị hư thì các bộ phận còn lại đều không có tác dụng gì cả! (Nguồn: Gậy Kim Cang Hát 1 - HT Tuyên Hóa giảng)