Tâm động - Động tâm - Do Tâm Tạo Tác - Duy tâm tạo - Hoạt động của Tâm - Tâm Hoạt Động - Tâm Biểu Hiện - Tâm ta - CHỮ TÂM.

+ Tâm Thức Nhị nguyên nhiễm ô: Các chủng tử được gieo vào mảnh đất A lại da ví như các hình ảnh xấu đẹp, xanh vàng phản chiếu trên mặt gương sáng. Gương sáng nghĩa là gương không dính bụi, không bị ngăn che, là tượng trưng cho tánh vô phú vô ký của thức A lại da, nhận chứa tất cả các chủng tử mà không phân biệt tốt xấu, thiện ác hay nhiễm tịnh.
Suy lường, chấp trước và phân biệt giữa ta và người, tốt và xấu, yêu và ghét, có và không, lớn và nhỏ, dài và ngắn, nhơ và sạch là những hành tướng của Mạt na thức và Ý thức, là nguyên nhân gây ra phiền não, làm chướng ngại tánh giác khiến chúng sanh cứ mê mờ mà trôi lăn trong biển sanh tử.....(Nguồn: A Lại Da Thức - Duy Thức Học)
+ Tâm Tạo Tác - Hoạt động của Tâm: Đức Phật dạy. Hết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ. Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì đức Phật cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật.(Nguồn: Kinh Kim Cang)
+ Tâm Tánh Chúng Sinh: Trích Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là thanh tịnh pháp thân?
Thế Tôn nói: Thanh tịnh pháp thân ấy là chơn tánh thanh tịnh. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân, xưa nay thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành. Tại chỗ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong trời đất gọi là thiên tánh. Tới chỗ Bồ tát gọi là Phật tánh, tại chỗ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân. Nếu không tu hành thì không thể ngộ được bản lai diện mục. Nếu người muốn được giác ngộ mà không cầu thầy chứng minh cho, nhận giả làm thiệt, lâu ngày sẽ thành tà ma ngoại đạo, thành yêu thành quái, phỉnh gạt chúng sanh. Hiện đời sẽ bị pháp luật nhà vua hành phạt, chết rồi đọa vào ác đạo, một khi mất thân người muôn kiếp khó khục hồi được.(Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)