Tứ đại và giác quan - Tứ đại với giác quan - tương ứng giác quan. Cấu tạo Tâm trí - Hoạt động của Tâm tánh con người. NGŨ TRƯỢC - Năm trược - Các Trược - Ác trược - Ác năm trược.

+ Tứ đại với giác quan - Thấy Nghe Hay Biết: Trích đoạn Đức Phật dậy A Nan và Đại chúng: ... Trong thân ông tướng cứng là đất, tướng ướt là nước, hơi nóng là lửa, lay động là gió. Do bốn thứ ràng buộc nầy mà phân chia tâm giác ngộ sáng suốt vi diệu vắng lặng viên mãn trùm khắp của ông thành ra cái thấy nghe hay biết. Trước sau tạo thành năm lớp vẩn đục.
Giảng giải:
....... Bây giờ Đức Phật giảng giải đến tứ đại. Trong thân ông tướng cứng là đất. Da thịt gân xương là yếu tố đất trong thân thể. Tướng ướt là nước. Nước miếng, nước mắt, máu, và các chất bài tiết là yếu tố nước. Hơi nóng là lửa. Thân nhiệt là thuộc về yếu tố lửa. Chức năng nầy giúp cho cơ thể luôn luôn duy trì được nhiệt độ điều hòa. Lay động là gió. Sự hô hấp lưu thông là thuộc về yếu tố gió. Do bốn mối ràng buộc nầy, bốn yếu tố kết hợp. Chúng hòa lẫn nhau. Yếu tố nầy kết hợp với yếu tố kia, và nó làm thành một thành phần độc lập. Trước khi quý vị biết đến nó, thì nó đã kết hợp với nhau và tạo thành một nhóm gọi là ‘khối lượng thân thể.’ Nên chân tánh của quý vị không có cách nào để hiển bày ra được. Thế nên nương trong cái châncái hư vọng sinh khởi. Chân tâm thanh tịnh giác ngộ sáng suốt vi diệu viên mãn: tánh Như Lai tạng, vốn thanh tịnh, là chân tánh bồ-đề, đã bị phân chia. Diệu giác minh tâm bị phân chia; ở mắt, thì thành tánh thấy. Chạy qua tai thì thành tánh nghe. Nên có câu kệ.
Nguyên y nhất tinh minh
Phân thành lục hòa hợp.
Đến thân thì thành xúc giác, đến tâm thì thành cái biết - Ý thức. Trước sau tạo thành năm lớp vẩn đục. Bốn yếu tố đất nước lửa gió tạo thành năm lớp vẩn đục, tức là ngũ trược ác thế.
Thế nào là vẩn đục? A-nan, ví như nước trong, vốn sẵn là thanh khiết. Lại như các thứ bụi đất tro cát, vốn là chất ngăn ngại. Hai thể chất ấy vốn đã như vậy, không hợp nhau được. Như có người thế gian lấy bụi đất kia ném vào nước trong, Trạng thái khuấy trộn đó gọi là vẩn đục. Năm lớp vẩn đục của ông cũng giống như vậy.
A-nan, ông thấy hư không khắp cả mười phương thế giới, mà chẳng thấy phân ra hư không và tánh thấy. (Tuy vậy) có hư không mà không có thực thể, có tánh thấy mà không có tánh biết. Hai bên đã đan dệt với nhau mà thành. Đây là lớp thứ nhất, gọi là ‘kiếp trược.
Thế nào là vẩn đục? A-nan, ví như nước trong, vốn sẵn là thanh khiết. Lại như các thứ bụi đất tro cát, vốn là chất ngăn ngại. Hai thể chất ấy vốn đã như vậy, không hợp nhau được. Như có người thế gian lấy bụi đất kia ném vào nước trong, Trạng thái khuấy trộn đó gọi là vẩn đục. Năm lớp vẩn đục của ông cũng giống như vậy.
Thân ông hiện bám lấy tứ đại làm tự thể, nên cái thấy nghe hay biết bị ngăn ngại. Trở lại làm cho các thứ đất nước lửa gió thành ra có cái hay biết. Các thứ đó đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ hai gọi là kiến trược.
Lại nữa, trong tâm ông do sự nhớ biết học tập mà tánh phát ra thấy biết. Dung nạp sáu trần, rời tiền trần thì không có tướng, rời cái biết thì không có tánh. Những điều đó đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ ba gọi là phiền não trược.
..... Khi đại đạo đã tiêu trầm thì người ta mới nói về nhân nghĩa. Khi đại đạo vẫn còn lưu hành thì chẳng có ai cần đến điều nhân nghĩa. Khi mọi người đang tu đạo, ai cũng biết rõ là không nên làm cho người khác sinh khởi phiền não. Mọi người đều biết phải tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác, thế nên không cần phải nói về nhân nghĩa nữa.
... Đạo lý trong đoạn kinh nầy cũng giống như điều của Lão Tử muốn nói. Nếu chỉ có một yếu tố, thì sẽ không có gì trở nên hỗn trược.
Lại nữa, tâm ông sớm chiều sanh diệt không ngừng. Cái thấy biết thì cứ muốn lưu mãi ở thế gian, mà nghiệp báo chuyển vần luôn luôn đổi dời từ cõi nầy đến cõi khác. Những điều đó đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ tư gọi là chúng sinh trược.
Cái thấy nghe của ông vốn chẳng phải là tánh nào khác, do các trần cách trở nên bỗng nhiên trở thành khác. Tánh thì vẫn biết nhau, nhưng trong phần dụng thì trái nghịch nhau. Cái đồng cái khác mất hẳn chuẩn đích, cùng đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ năm, gọi là mạng trược
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q.4 - Ch.IV)