Chữ Đạo - Nhất Nguyên - Đạo Thái Cực - Là Đạo Của Vũ Trụ gồm Đạo trời - Đạo đất - Đạo người. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Thanh Tịnh Kinh. Con số 0 và số 1. Pháp phân thân - Hình thành thế giới chúng sinh - Trạng thái Thái cưc - Lưỡng nghi

+ Chữ "Đạo": Có một vật hỗn độnthành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là ĐạoĐạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa.... Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu.
Lão Tử giảng về chữ Đạo và chữ Đức của Pháp Thế gian và Xuất thế gian
Lão tử nghiên cứu thiên văn học, lại nghiên cứu địa lý học, đối với nhân văn ông cũng nghiên cứu, do đó ông viết ra bộ kinh gọi là Thanh Tịnh Kinh. Kinh văn như sau :
Ðại đạo vô hình, sinh dục thiên địa: Vũ trụ lớn rộng như vậy, nhưng lại do đạo mà sanh ra. Nếu không có đạo, thì trời đất, trăng sao v.v.. đều không có, tất cả chỉ là một cái thể hỗn độn. Bởi có đạo nên mới có trời, đất, vạn vật, rồi có tiên, Phật, thánh nhân.
Ðại đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt: Ðại đạo thì không có tình cảm, đối trước vạn vật thì bình đẳng; không giống như con người, hành động trong tình cảm, có nhân tình, có ái tình. (Có người nói: "Như vậy là giống như cây cỏ bất nhân hay sao?" Không phải vậy. Ðó là hiện tượng vượt pháp thế gian.)
Mặt trời là tinh hoa của yếu tố dương, mặt trăng là tinh hoa của âm, cả hai đều vận hành bất tuyệt trong quỹ đạo, do đó mới có bốn mùa là xuân, hạ, thu, đông, chi tiết hơn thì phân ra thành hai mươi bốn tiết, bẩy mươi hai hậu. Tiết và hậu đều phát sinh từ sự vận hành của mặt trăng và mặt trời vậy.
Ðại đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật: Ðại đạo không có tên, nhưng hết thẩy vạn vật đều từ trong đại đạo mà sanh ra và lớn lên. Cảnh giới này, càng nghiên cứu càng thấy nó ảo diệu vô cùng.
Ngô bất tri danh, cưỡng danh vị đạo: Lão tử nói rằng: "Ta không biết tên của nó là gì, ấy là ta miễn cưỡng đặt cho nó một cái tên, gọi là 'Ðạo' mà thôi!" Tiếp theo Lão tử giải thích như sau:
Phù đạo giả! hữu thanh hữu trược, hữu động hữu tĩnh: Cái đạo này, có thanh, cũng có trược. Thanh tịnh đến cực điểm thì hóa ra trược, trược đến cực điểm thì hóa ra thanh. Cái đạo này, tánh chất của nó là tự nhiên, giống như hơi điện vậy nó có động có tĩnh, động là dương và tĩnh là âm, cho nên có câu: "nhất dương nhất âm chi vị đạo," một dương với một âm là đạo.
Thiên thanh địa trược, thiên động địa tĩnh: Trời thì thanh, khí thanh bốc lên tạo thành bầu trời; đất thì trược, khí trược chìm xuống thành ra đất. Trời thì động, có mặt trăng mặt trời vận hành, các sao di động, đều là động cả. Ðất thì tĩnh, núi sông, đất rộng, và nhà cửa đều ở trạng thái tĩnh.
Nam thanh nữ trược, nam động nữ tĩnh: Phái nam thì thuộc về thể thanh tịnh, phái nữ thì thuộc thể ô trược. Nam thì động, chủ về phía ngoài, gây dựng sự nghiệp, đi bôn ba khắp nơi. Nữ thì tĩnh, chủ về bên trong, giúp chồng dạy con, quản lý gia đình. Vợ chồng phân công hợp tác, tạo nên gia đình tốt đẹp. (Nay thì nam nữ bình quyền, kinh tế bình đẳng, thậm chí đi đến chỗ đồng tính luyến ái, cái đó chính là phản lại luật âm dương của trời đất, tạo thành tai vạ, ắt đọa địa ngục)
Giáng bổn lưu mạt, nhi sanh vạn vật: Từ gốc đi tới ngọn, vào trong luân hồi lục đạo, sanh ra làm người hay chẳng phải người, đó là các loại động vật hữu tình, rồi trăm ngàn thứ kỳ lạ, cái gì cũng có cả. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng)
+ Đạo là gì: Đạo là con đường mọi người cùng phải tuân hành. Con đường đạo lộ - Đại đạo - Đạo công vô tư. ... Nho giáo ví như Tiểu học - Đạo giáo như Trung học - Phật giáo như Đại học. Khổng Tử - Lão Tử đều hiểu về đạo Phật, nhưng đương thời không giảng nói vì dân chúng chưa đủ trình độ hiểu. Đạo Nho và Đạo Khổng mở đường cho đạo Phật. Ngoại đạo lót đường cho chánh đạo. Tà giáo giải đường cho chánh giáo. Họ dọn dẹp trước làm cho con đường đạo lộ được sạch sẽ để không có vật chướng ngại. 
=> Bàng môn tả đạokích động cho tâm con người khai mở trí tuệ, rồi sau đó mới có thể tiếp tu được chất đề hồ cam lồ của Phật giáo. Khổng Tử nói, "Sáng sớm được nghe đạo, tối chết cũng đành lòng". Điều này nói lên tánh trọng yếu của đạo và cái chết. Nghe đạo là để hiểu rõ đạo lý làm người, so ra vẫn còn trọng yếu hơn cái chết.
Đạo là gì? Đạo này không phải đạo nào khác, mà chính là đạo làm người, còn trọng yếu hơn đạo sanh tử. Đạo - Tức là chân lý, và không ai có thể lật đổ được chân lý nầy. Chân lý là tuyệt đối không phải là tương đối. Chân lý chỉ có một, chứ không có hai. Đạo nầy là đạo chung cho tất cả những người tu hành chân thật. Và Đạo có thể giảng theo Nho giáo, có thể giảng theo Đạo giáo và lại càng có thể giảng theo Phật giáo. Đạo là chân lý. Bất kỳ tôn giáo nào cũng có thể giảng, không có ai là chuyên quyền. Không thể nói là chỉ mình tôi mới được phép giảng, còn người khác thì không được giảng. Nhưng giảng đạo là phải có căn nguyên lịch sử. Quý vị không thể nói về chuyện Khổng Tử đã giảng Phật Pháp như thế nào, bởi vì lúc bấy giờ, e rằng danh hiệu của Phật vẫn chưa được ai biết đến. (Nguồn: Đạo là gì - HT Tuyên Hóa)
+ Đạo là gì - Bồ Tát đạo theo Phật giáo Đại thừa:
.... Đức Phật dậy: Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát trang nghiêm Đạo ?
Bồ Tát Đại thệ trang nghiêm và thừa Đại thừa rồi xả bỏ tất cả tà Đạo. Xả bỏ tà Đạo rồi hướng Đến chánh Đạo chơn thiệt Đến Nhứt thiết trí.
Sao gọi là chánh Đạo ? Đó là chẳng bỏ thiện pháp vậy, là hành Đại nguyện chẳng thối chuyển Bồ Đề Đạo vậy, là siêng tu tinh tiến căn lành chẳng mất vậy, là hành bất phóng dật bất Động thuần chí, chẳng chìm nơi sở tác quyết có thể cứu cánh ngưỡng nắm lấy pháp trên, cầu công Đức tư lương chẳng hề cho là Đầy Đủ, cầu trí huệ tư lương trọn chẳng phế bỏ, Đây là Bồ Tát chánh Đạo vậy.
Còn nữa, nầy Hư Không Tạng ! Bồ Tát Đạo ấy là Tứ thiền, Tứ vô lượng tâm, Tứ không Định, Ngũ thần thông, Tam phước nghiệp, Tam học, Lục ưng kính, Lục niệm, Tứ nhiếp pháp, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác phần, Bát thánh Đạo phần, Tam giải thoát môn, biết Ấm phương tiện, biết giới phương tiện, biết Nhập phương tiện, biết Tứ Đế phương tiện, biết Nhơn duyên phương tiện, Đây gọi là Đạo. (Nguồn: Hư Không Tạng Bồ Tát vấn Phật)
+ Đạo là lưu thông: Lục tổ Huệ năng nói: Chư Thiện tri thức! Đạo phải thông lưu, sao lại làm cho nó ngưng trệ? Tâm không trụ pháp, thì Đạo thông lưu. Còn tâm trụ pháp, ấy là mình trói lấy mình. Bằng nói rằng thường ngồi chẳng động, thì cũng như Xá Lợi Phất ngồi im lặng trong rừng, bị Duy Ma quở vậy: "Ngài ngồi như thế có ích dụng gì? Giống như người chết, chớ không phải chân chánh nhập định." ... Cho nên cần phải không chấp vào pháp/ vào có, không chấp vào không, không chấp vào ngã, đó mới là "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm".........
Sư nói: "Đạo không sáng tối, sáng tối là cái nghĩa thay thế. Sáng sáng không cùng, cũng là có cùng. Hai cái tối sáng đối đãi nhau mà lập ra cái tên, cho nên kinh Tịnh Danh nói: ‘Pháp không có chi sánh, không có gì tương đối được.’"
Tiết Giản bạch: "Sáng tỷ như trí huệ, tối tỷ như phiền não. Người tu hành nếu như không lấy trí huệ mà chiếu phá phiền não, thì nhờ đâu mà ra khỏi chỗ vô thủy sanh tử?"
Sư nói: "Phiền não tức là Bồ-đề, chẳng phải hai và chẳng phải khác nhau. Lấy trí huệ mà chiếu phá phiền não, là chỗ thấy hiểu của hàng Nhị thừa, là cái căn cơ của xe nai, xe dê. Bực đại trí thượng căn chẳng phải làm như vậy."
Tiết Giản bạch: "Chỗ thấy hiểu của bực Đại thừa như thế nào?"
Sư nói: "Sáng và không sáng, người phàm thấy có hai, còn người trí rõ thông, thấy cái tánh sáng và không sáng chẳng phải là hai. Cái tánh không hai chính là Thật tánh. Cái Thật tánh ở nơi phàm phu mà chẳng bớt, ở nơi Hiền Thánh mà chẳng thêm, ở nơi phiền não mà chẳng rối, ở nơi cảnh thiền định mà không lặng, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng lại chẳng đi, chẳng phải ở giữa, ở trong hay ở ngoài, chẳng sanh chẳng diệt; tánh và tướng đều như như, thường trụ, không dời đổi. Cho nên gọi cái Thật tánh là Đạo."
(Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)
+ Chữ đạo - Từ chữ nhất, số 1 mà tìm: Cá ở trong nước mà không biết mình đang bơi trong nước, con người ở trong không khí mà không thấy được không khí. Tuy nhìn chẳng thấy, nhưng không thể nói không có không khí. Không khí tuy không có hình tướng, nhưng chẳng phải là không có. Cá ở trong nước tuy nhìn chẳng thấy nước, nhưng một khi cá ra khỏi nước thì nó không thể sống được. Con người nhờ vào không khí mà sinh tồn, tuy ăn không khí không làm mình no, song mình cần không khí để sinh tồn. Vạn vật sẽ chết vì thiếu không khí. Nhân gian thì có không khí, ở trên trời cũng có một loại thần khí, thần tánh, ở nơi Phật thì có Phật tánh. Phật tánh và thần tánh tuy không thể thấy được song cảnh giới của thánh nhân không phải là không có. Nếu không có thần khí thì chư thần phải đọa lạc, nếu không có Phật tánh thì cũng không có Phật. Đó là cảnh giới vô cùng kỳ diệu. Tu hành, tức là tu Đại Đạo vô hình, tu Đại Đạo vô tình, tu Đại Đạo vô danh, cho nên Thái Thượng Lão Quân có nói trong Thanh Tịnh Kinh rằng:
Đại Đạo chẳng có hình dáng nhưng sinh ra trời đất
Đại Đạo chẳng có tình cảm song xoay vần nhật nguyệt
Đại Đạo chẳng có tên tuổi song nuôi dưỡng vạn vật
Ta chẳng biết tên là gì, đành gọi là Đạo vậy....
... Chữ Nhất này phân chia thành một âm một dương, thiên âm thiên dương thì gọi là Cực. Thiên nghĩa là thiên lệch. Khi âm thiên lệch hay khi dương thiên lệch thì đến chỗ cùng cực, còn Đạo thì ở chỗ nào? Từ nơi chữ Nhất này, tức là từ số 1 mà tìm. Một là bản thể của các số, một này từ đâu mà có? Một này từ nơi số Không mà ra. Đã không thì chẳng có trong cũng chẳng có ngoài, không bắt đầu cũng không kết thúc...
... Đạo có nghĩa là con đường đi, cho nên tu Đạo thì cần phải cung hành thực tiễn, thật sự tu hành, phải nỗ lực và hết sức thành tâm. Nếu mình muốn phản bổn hoàn nguyên, thì cần phải từ nơi số Một này mà tu về số Không. Đắc Nhất vạn sự tất. Được một mọi sự đều xong. Nếu mình khôi phục lại được số Không này, tức là mình có thể trở về với Bản Lai Diện Mục và có thể chuyển Diệu Pháp Luân. (Nguồn: Chữ Đạo - HT Tuyên Hóa).
+ Đạo: ... Vạn vật tuần hoàn, trong dương có âm, âm cực dương sinh, có sinh ắt có tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở về với đạo. Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu biết được vạn vật ? Là nhờ đạo.
Trong trời đất có bốn cái vĩ đại là Đạo, tự nhiên, trời đất và con người. Luật con người nên bắt chước tự nhiên, luật tự nhiên bắt chước luật của trời đất, luật trời đất bắt chước Đạo.
Ít nói thì hợp với tự nhiên. Cơn gió lớn không thể thổi suốt buổi sáng, cơn mưa lớn không kéo dài suốt ngày. Ai làm ra những cái ấy? Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống chi là con người ? Người hiểu đạo biết rằng không ai có thể đoán trước những gì tương lai nắm giữ. (Nguồn: Thanh Tịnh Kinh - Đạo Đức Kinh)