QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Phẩm tính Linh Hồn - Cấu trúc Hoa Sen Chân Ngã -MQ

MQ-8: CÁC QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO - Đoạn 3

Mục Lục BÀI THAM THIỀN 8: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 BỒI DƯỠNG PHẨM TÍNH TRONG CUỘC SỐNG CHÚNG TA 4 Biểu lộ Phẩm tính của Linh hồn 5 Cộng hưởng là Phương tiện Bồi dưỡng các Phẩm tính của Linh hồn 6 BÀI THAM THIỀN 8: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NHIỆM Ý 9 HOA SEN CHÂN NGÃ 9 Ngoại dạng của Hoa sen Chân ngã 10 Cấu trúc của Hoa sen Chân ngã 11 Cánh hoa hiểu biết: 12 Cánh hoa bác ái: 12 Cánh hoa hy sinh: 12 Phát triển Hoa sen Chân ngã 13 Xây dựng các phẩm tính 14 Tư tưởng Kết thúc 15 BÀI THAM THIỀN 8 16 QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO (3) 16 Ngữ giải 17 CHỦ ĐỀ THAM THIỀN – “QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO, ĐOẠN 3" 18 THAM THIỀN 20 Phúc trình Tham thiền #8 22 Đoạn 3 nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta bước đi trên Đường Đạo cùng với những người khác, rằng chúng ta không đi một mình tên đường đạo. Bước trên Đường Đạo là một quá trình phát triển tâm thức nhóm. Kỹ năng cần học – Xây dựng Phẩm tính vào Đời Sống của Chúng ta Phần nghiên cứu giới thiệu học viên quá trình xây dựng phẩm tính vào cuộc sống của mình bằng cách nuôi dưỡng những phẩm chất tâm hồn và thay thế những thói xấu bằng đức tính trái ngược.

BÀI THAM THIỀN 8: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

BỒI DƯỠNG PHẨM TÍNH

BỒI DƯỠNG PHẨM TÍNH TRONG CUỘC SỐNG CHÚNG TA

Như đã thấy trong bài nghiên cứu về Hoa sen Chân ngã, phẩm tính, cùng những điều khác, là đặc trưng của linh hồn mà chúng ta muốn bồi dưỡng, như chúng ta muốn trồng hoa trong vườn của mình. Chúng ta biết rằng để kết hợp bất cứ đặc điểm nào vừa kể vào phàm ngã của mình, chúng ta cần phải “hành động như thể là” chúng ta đang có những đặc điểm đó để tăng cường và vun quén chúng, giúp chúng tăng trưởng và bừng nở trọn vẹn. Nói cách khác, chúng ta chọn một phẩm tính mình muốn bồi dưỡng rồi làm việc với nó, hành động như thể là phẩm tính đó đã hiện hữu trong ta. Chúng ta giữ nó ở tiêu điểm tâm thức của mình và tưởng tượng rằng phẩm tính này sẽ như thế nào khi được sử dụng, rồi cố gắng hết khả năng mình để làm điều đó. Sau khi được bồi dưỡng cẩn thận, nó trở nên một thành phần của chúng ta. Thực hành mang lại sự hoàn thiện, và bằng cách hành động ‘như thể phẩm tính này là’ bản tính của chính mình, nó thưc sự trở nên thành phần trong bản tính của chúng ta. Chúng ta bắt đầu tiến trình này như thế nào? Trước hết chúng ta cần xác định những đặc điểm và phẩm tính nào mình đang biểu lộ, rồi đánh giá chúng. Chúng có phải là những phẩm tính phù hợp với mục đích của linh hồn chúng ta không? Hay chúng là những đặc điểm của phàm ngã gây trở ngại cho mục đích của linh hồn? Trong hầu hết các trường hợp chúng ta có thể xác định rõ những đặc điểm của phàm ngã hiện có và cần phải chuyển hóa. Vì thế chúng ta tìm hiểu trạng thái “trước” mà chúng ta muốn chuyển hóa thành trạng thái “sau” có thể cộng hưởng nhiều hơn với các phẩm tính của linh hồn mà chúng ta muốn bồi dưỡng. Để loại trừ các trở ngại đối với sự biểu lộ những phẩm tính ủa linh hồn (như các đặc điểm vị kỷ của phàm ngã), chúng ta cần phải bồi dưỡng tư tưởng ngược lại có tính bất vị kỷ và phản chiếu ánh sáng của linh hồn tốt hơn. Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng tất cả đều là năng lượng, và biết rằng năng lượng đi theo tư tưởng. Những trở ngại đối với sự biểu lộ của linh hồn là những hình tư tưởng và lối ứng xử tiêu cực chi phối trọn cả phàm ngã. Những lề lối này đã được chúng ta tạo nên qua nhiều kiếp sống. Giải pháp cho vấn đề này là tích cực sử dụng thể trí một cách nhất tâm và kiên định để nghĩ đến một tư tưởng ngược lại khi chúng ta bắt đầu khảo sát các lề lối hành động, cảm xúc, tư tưởng, và ứng xử của mình. Nhờ đó chúng ta có thể “hành động như thực” ở mọi cấp độ trong tiến trình chuyển hóa này. Phần lớn những điều chúng ta làm là những thói quen tự động, mà chúng ta đã tạo nên từ lâu. Mỗi lần chúng ta nghĩ đến chúng hoặc biểu lộ chúng tức là chúng ta tăng cường sinh lực của chúng. Vì thế chúng ta cần phải làm cân bằng chúng, thay thế chúng bằng một rung động mới – một tư tưởng mới, hành động mới, lề lối mới. Khi thể trí tập trung, nó giúp ta có thể vun trồng những phẩm tính mới của linh hồn và khắc phục trở ngại do các nhược điểm của phàm ngã. Vì thế chúng ta cần xác định sự trở ngại hay tật xấu nào cần khắc phục, và tìm một tư tưởng hay đức hạnh có tính thống nhất và ngược lại để hóa giải nó. Chúng ta bắt đầu dùng tư tưởng hay đức hạnh này làm tư tưởng gốc trong tham thiền, rồi liên tục giữ đức hạnh mới vừa kể trong trí mình suốt ngày, tưởng nghĩ đến nó và “hành động như thể là” chúng ta đang có phẩm tính mới này. Cố gắng này không những mang lại tư tưởng chân chánh, mà cũng giúp ta có hành động chân chánh và tình cảm chân chánh. Tất cả trở thành những yếu tố kết hợp để biểu lộ phẩm tính của linh hồn. Biểu lộ Phẩm tính của Linh hồn Đây là tiến trình tinh luyện các hạ thể của chúng ta khi linh hồn tìm cách chế ngự phàm ngã và bắt đầu điều khiển các hành động của chúng ta. Khi chúng ta bồi dưỡng các phẩm tính của linh hồn, linh hồn bắt đầu chế ngự các động cơ vị kỷ của phàm ngã, một cách chậm rãi nhưng chắc chắn. Đây là khoảng thời gian có hai phương diện mâu thuẫn trong chúng ta, phàm ngã chống đối linh hồn, mâu thuẫn giữa tính ích kỷ và bất vị kỷ, giữa tính chia rẽ và thái độ bao gồm – cùng nhiều điều khác nữa. Đó là thời gian mà chúng ta bắt đầu nhận biết các đối cực vừa kể và tìm cách làm cân bằng và giải quyết tật xấu bằng cách thay thế nó với đức hạnh ngược lại. Một phương pháp thực hiện điều này là nghĩ đến tư tưởng ngược lại. Hãy xem xét danh sách dưới đây mô tả các đặc điểm của phàm ngã và phẩm tính của linh hồn. Đặc tính hay phẩm tính nào bạn đang giải quyết hay phát triển? Với hầu hết chúng ta, thường thì mỗi bên có một ít. Vào những thời điểm căng thẳng, chúng ta có thể quay về với những gì theo thói quen và các biểu lộ thấp kém. Nhưng nhờ tham thiền đều đặn, chúng ta biết cách ngày càng bồi dưỡng và biểu lộ những phẩm tính của linh hồn. Một số Phẩm tính Biểu lộ

Đặc điểm của Phàm ngã Phẩm tính của Linh hồn
Thương thân xót phận Từ ái
Vô minh Thông hiểu và Minh triết
Chia rẽ Bao gồm
Tự cao tri thức Thông tuệ Sáng tạo
Giảo hoạt Nhân ái
Ưa tranh cãi Hòa giải
Tính khí thất thường Điềm tĩnh
Tầm nhìn hạn hẹp Chuyên gia/Chuyên viên
Nghi ngờ Khám phá Chân lý
Nhắm mắt tin theo Nhìn xa thấy rộng
Không thỏa hiệp Tập trung
Không chịu thay đổi Hợp tác
Chỉnh chu quá mức Tổ chức đúng Mục đích

Danh sách nói trên chỉ nêu lên một phần. Hãy suy nghĩ với tư cách một linh hồn, hướng đến những biểu lộ vô kỷ và phụng sự nhân loại, và hiểu vì sao thái độ đó giúp bạn khắc phục các đặc tính vị kỷ của phàm ngã. Rồi ghi thêm các phẩm tính đó vào danh sách các phẩm tính của linh hồn cần phát triển. Cộng hưởng là Phương tiện Bồi dưỡng các Phẩm tính của Linh hồn Tất cả chúng ta đều cảm thấy hấp dẫn về – hoặc cộng hưởng với – những điều nào đó. Lý do là vì có vô số những thứ tạo thành bản chất của chúng ta, và cách chúng ta nhìn thế giới chung quanh mình. Chúng ta có thể hòa hợp với những người hay loại âm nhạc mà chúng ta ưa thích, màu sắc hay nơi chốn chúng ta ưa thích. Chúng ta cảm nhận sự rung động đặc thù đó, và nó tăng cường hay xô đẩy chúng ta, tùy theo mức hấp dẫn của chúng ta đối với rung động đó. Cộng hưởng giống như một tần số, hay rung động đặc biệt của năng lượng từ bên gửi đến bên nhận. Hãy nghĩ đến sự cộng hưởng như một tín hiệu radio. Anten thu tín hiệu truyền đến qua không khí, và núm điều chỉnh chọn tín hiệu đúng từ nhiều tín hiệu khác nhau và tìm thấy tín hiệu riêng của đài phát thanh, hoặc những gì mà người nhận muốn nghe. Núm điều khiển hoặc máy thu cộng hưởng với, và khuếch đại, tần số đặc biệt duy nhất vừa kể dành riêng cho chúng ta và không nhận tất cả các tần số khác trong không khí. Các con số, màu sắc, và ngay cả các nốt nhạc đều có tần số rung động. Tần số rung động này tạo những mối liên hệ dựa trên sự cộng hưởng mà chúng ta có thể thấy trong cuộc sống của mình (như cảm thấy thoải mái và hợp ý hơn với một số người nhưng không hòa hợp với những người khác). Nó cũng tạo sự cộng hưởng giữa các trường tiến hóa khác trong thiên nhiên. Có những sự vật tự nhiên cộng hưởng với nhau. Sự cộng hưởng này có thể gây hài hòa hay bất hòa. Nó cũng mang lại sự đồng thanh tương ứng và hấp dẫn giữa các sự vật, hoặc khiến chúng xô đẩy lẫn nhau vì thiếu hài hòa. Cộng hưởng có thể mang lại sự kết hợp, bình an, và mỹ lệ vì nó làm lắng dịu, vui thích, và điều hòa. Nó có tác dụng nối kết những người hay hoạt động tương đồng, giữa các hành tinh hoặc thái dương hệ có ái lực tự nhiên với nhau, hoặc tương hợp – giữa quang phổ gồm các màu, các nốt nhạc, hoặc những con số. Ví dụ như các số lẻ có sự rung động hòa hợp với nhau, và các số chẵn cũng thế. Một số âm giai hòa điệu với nhau, và một số màu sắc cũng vậy. Một số âm giai khác khi kết hợp gây bất hòa trong khi một số màu sắc lại tương phản với nhau – tất cả đều do sự cộng hưởng xảy ra giữa chúng. Tạo sự Cộng hưởng với Linh hồn Trong tham thiền chúng ta bồi dưỡng các phẩm tính mình muốn phát triển và tạo mối liên hệ với các phẩm tính đó. Chúng ta phát triển sự cộng hưởng với các phẩm tính đó, hay nói đúng hơn, tăng cường sự cộng hưởng ở nội tâm – chính yếu là tinh chỉnh và khuếch đại phương tiện tiếp nhận để thụ cảm hơn với những phẩm tính sẵn có trong Linh hồn của mình. Điều này giúp cho âm điệu rung động thực sự của chúng ta trỗi lên. Nhờ đó không những chúng ta tìm thấy “âm điệu của chính mình,” mà còn hấp dẫn những người khác có âm điệu hài hòa hay tương tự. Cố gắng này mang lại sự chỉnh hợp tốt đẹp hơn với linh hồn của mình, với kết quả là tìm thấy âm điệu tập thể của mình. Chúng ta cũng có thể thấy rằng thực sự có những phẩm tính khác nhau mà chúng ta có thể cộng hưởng. Ví dụ như Linh hồn của chúng ta có thể hòa hợp với thể trí, và cả hai hài hòa khá tốt đẹp với nhau. Thế nhưng phàm ngã của ta có thể cộng hưởng nhiều hơn với thể cảm dục và gây ra sự bất hòa trong tình cảm. Sự bất hòa ấy ngăn chặn khả năng biểu lộ các phẩm tính của Linh hồn nhiều đến mức chúng ta muốn. Bên trong mỗi tầng lớp cơ cấu của mình, chúng ta cần chỉnh hợp các rung động của năng lượng thấp với năng lượng cao hơn và chế ngự nó, cho đến khi có thể nói rằng chúng ta cộng hưởng với linh hồn chúng ta qua tất cả các thể của mình. Điều này được thực hiện khi chúng ta kiến tạo và tăng cường cầu Antahkarana, giúp các hạ thể cộng hưởng với những năng lượng cao siêu của linh hồn. Bằng cách đó, nối kết chúng trong tần số chỉnh hợp hài hòa. “Khi hành giả đã làm chủ được âm khóa, và đã tìm được âm phụ của chính mình thì bấy giờ y sẽ xướng lên Thánh ngữ một cách chính xác và đạt được mục tiêu mong muốn. Sự chỉnh hợp này sẽ hoàn hảo, các thể sẽ tinh khiết, đường truyền thông suốt, và nguồn linh cảm cao siêu sẽ tuôn xuống.” [1] images  

BÀI THAM THIỀN 8: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NHIỆM Ý

HOA SEN CHÂN NGÃ

Sự liên tục của Tài liệu Nghiên cứu

Các bài học Khóa thiền trước đây đã bắt đầu tìm hiểu về Tâm thức của Linh hồn. Bạn có thể thấy cần phải ôn lại những bài học đó trước khi đọc tài liệu này. Cụ thể là nên đọc: Bài tham thiền 6 – Tâm thức Phàm ngã-Linh hồn, Bài tham thiền 7 – Đấng Thái dương Thiên Thần. Hoa sen Chân ngã Bài nghiên cứu này về Hoa sen Chân ngã tiếp nối các tài liệu nghiên cứu trước đây về tâm thức của linh hồn và Đấng Thái dương Thiên Thần. Giờ đây chúng ta tìm hiểu thêm về hoa sen chân ngã: Đấng Thái dương Thiên Thần nới rộng một phần tâm thức của mình trên cõi phụ thứ ba của cõi trí, từ điểm đó kiến tạo hoa sen chân ngã, và trú ngụ trong đó. Vì Đấng Thái dương Thiên Thần hiện diện trong hoa sen chân ngã, nên cũng đúng khi gọi đó là linh hồn. Đấng Thái dương Thiên Thần kiến tạo hoa sen chân ngã bằng bản chất của chính mình. Chất liệu này của Đấng Thái dương Thiên Thần là Ngã thức giúp con người trở nên tự thức. Hoa sen chân ngã được phát triển bởi cả Đấng Thái dương Thiên Thần và phàm ngã qua nhiều kiếp sống. Đây là mối liên hệ cùng tăng cường giữa hai bên. Hoa sen chân ngã là điểm giữa trong cầu nối ánh sáng rốt cuộc kết nối phàm ngã với Tam nguyên Tinh thần – tức là cầu Antahkarana. Giờ đây chúng ta tìm hiểu ngoại dang, cấu trúc và sự phát triển của hoa sen chân ngã. Ngoại dạng của Hoa sen Chân ngã Khi được phát triển đầy đủ, hoa sen chân ngã hết sức tốt đẹp. Đó là trung tâm huy hoàng của lửa xoay tròn và tỏa ra các chùm tia sáng nhiều màu sắc. Chuyển động xoay tròn và các chùm tia phóng quang khiến hoa sen chân ngã giống như một vùng xoáy năng lượng rộng mở. Đây là lý do tại sao nhiều trường phái mô tả linh hồn như một đóa hoa bừng nở - một hoa sen. Vì hầu hết mọi người chưa có thể thấy được hoa sen chân ngã, nên tất cả những mô tả của chúng ta đều dựa vào những gì mà các nhà nhãn thông (những người có thể thấy trong các chiều không gian khác) cho chúng ta biết, và dựa vào giáo huấn Minh triết Ngàn đời. Ngoài ra, hoa sen chân ngã tuyệt dẹp đến mức chúng ta không thể thực sự tưởng tượng nỗi sự mỹ lệ của nó. Vì thế, hiển nhiên là các hình ảnh đưa ra trong bài nghiên cứu này không thể đúng với sự thực, mà chỉ nhằm kích thích khả năng tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta đã biết rằng hàng triệu năm trước Đấng Thái dương Thiên Thần đã nới rộng một phần tâm thức thiêng liêng của các Ngài vào những con người thú, gắn vào đó mầm mống của ngã thức và hình thành hoa sen chân ngã dưới dạng phôi thai. Chúng ta đã gọi sự kiện này là biệt lập ngã tính - sự giáng nhập linh hồn cá nhân vào nhân loại, nhờ sự hy sinh của các Đấng Thái dương Thiên Thần. Trong các giai đoạn đầu sau khi biệt lập ngã tính, hoa sen chân ngã trông giống như một nụ hoa trong suốt và còn khép kín, rung động nhẹ nhàng. Nó còn phôi thai đến mức chỉ có một ít chuyển động, chất liệu và màu sắc. Nó còn trì trệ, nên không có hình dáng các dải năng lượng giống những cánh hoa tỏa ra từ một đóa hoa chói rạng. Tuy nhiên, qua rất nhiều kiếp luân hồi khi con người tăng trưởng trong cuộc sống tinh thần, búp sen này được chuyển hóa thành bánh xe rực lửa với nhiều màu sắc. Để hiểu sự chuyển hóa này của hoa sen chân ngã từ một búp sen trở thành bánh xe rực lửa vừa kể, chúng ta cần nghiên cứu cấu trúc của nó. Cấu trúc của Hoa sen Chân ngã Để hình dung cấu trúc của hoa sen chân ngã, chúng ta hãy tưởng tượng một hoa sen có mười hai cánh. Hình dáng của mười hai cánh hoa này là do sự khai mở, chuyển động và phóng quang của mười hai trung tâm năng lượng bên trong hoa sen chân ngã. Mỗi trung tâm có mức độ rung động, phẩm tính, màu sắc và giai đoạn phát triển riêng. Mười hai trung tâm này kết hợp tạo thành cấu trúc mười hai cánh của hoa sen chân ngã. Mười hai cánh hoa sen chân ngã được sắp xếp thành bốn lớp, mỗi lớp có ba cánh hoa. Lớp trung tâm có ba cánh hoa còn khép kín (gọi là các cánh hoa tổng hợp), và vẫn chưa linh hoạt trong hầu hết các kiếp sống của chúng ta. Chúng bao bọc một tia sáng tinh túy của chân thần, gọi là viên ngọc trong hoa sen. Chỉ khi đến gần cuối con đường đệ tử, các cánh hoa này mới linh hoạt và bắt đầu khai mở. Vì điều này, hoa sen chân ngã thường được mô tả là hoa sen chín cánh. Ghi nhớ trong trí hình ảnh của đóa hoa đang bừng nở, chúng ta hãy tìm hiểu tính chất của chín cánh hoa này. pic8-1   Có ba lớp cánh hoa, mỗi lớp biểu lộ phẩm tính của sự hiểu biết, bác ái hoặc hy sinh. Chín cánh hoa này tiêu biểu cho ba phẩm tính vừa kể, được chia thành ba lớp, mỗi lớp có ba cánh: Ba cánh hoa của lớp ngoài cùng gọi là cánh hoa hiểu biết Ba cánh hoa của lớp giữa gọi là cánh hoa bác ái Ba cánh hoa của lớp trong gọi là cánh hoa hy sinh. Các cánh hoa hiểu biết hầu như màu vàng cam, các cánh hoa bác ái hầu như màu hồng, và các cánh hoa hy sinh hầu như màu vàng. Tuy nhiên, các cánh hoa cũng có thêm những màu khác khi được khơi hoạt thêm, và khai mở đầy đủ hơn ở các giai đoạn phát triển về sau. Các cánh hoa còn được phân chia tỉ mỉ hơn: mỗi lớp có một cánh hoa tiêu biểu phẩm tính của hai lớp kia. Ví dụ như lớp hiểu biết có cánh hoa thứ nhất là cánh hoa hiểu biết/ hiểu biết; cánh hoa thứ hai là cánh hoa hiểu biết/ bác ái, và cánh hoa thứ ba là cánh hoa hiểu biết/ hy sinh. Điều này cũng đúng với các lớp bác ái và hy sinh. Dưới đây là phần mô tả các cánh hoa trong mỗi lớp: Cánh hoa hiểu biết:

  1. Cánh hoa 1...Hiểu biết ở cõi trần.
  2. Cánh hoa 2...Bác ái ở cõi trần.
  3. Cánh hoa 3...Hy sinh ở cõi trần.

Cánh hoa bác ái:

  1. Cánh hoa 1...Kiến thức cao siêu áp dụng qua tình thương ở cõi trần và cõi cảm dục.
  2. Cánh hoa 2…Bác ái sáng suốt cao siêu ở cõi trần và cõi cảm dục.
  3. Cánh hoa 3...Hy sinh sáng suốt với tình thương ở cõi trần và cõi cảm dục.

Cánh hoa hy sinh:

  1. Cánh hoa 1...Ý chí hy sinh qua hiểu biết trên cõi trí, và bằng cách đó sáng suốt chế ngự cả phàm ngã với ba hạ thể.
  2. Cánh hoa 2...Ý chí hy sinh qua bác ái trên cõi trí, để phụng sự.
  3. Cánh hoa 3...Hoàn toàn hy sinh tất cả và mãi mãi.

Chúng ta lưu ý rằng các thuộc tính của những cánh hoa nói trên tiến triển qua từng lớp cho thấy mức hoàn thiện tinh thần ngày càng tăng. Đó là vì các cánh hoa của lớp thứ nhất được khai mở tương đối sớm trên đường tinh thần, trong khi các cánh hoa của lớp thứ ba được khai mở trễ hơn, trong các giai đoạn sau của con đường đệ tử. Hiện tượng này cho thấy rằng sự khai mở các cánh hoa của chân ngã tương tứng với trình độ phát triển tinh thần của chúng ta. Ba cánh hoa ở trong cùng gọi là cánh hoa tổng hợp. Khi hành giả đã thành công khai mở chín cánh hoa nói trên, hoặc đang khơi dậy lửa của chín nan hoa hay vùng xoáy này, thì ba cái trong cùng mới được hiển lộ. Sự khai mở các cánh hoa ở trung tâm hé lộ điểm sáng màu trắng xanh của Sự sống chân thần ở trung tâm của hoa sen, một điểm lửa được gọi là viên ngọc trong hoa sen. Phát triển Hoa sen Chân ngã Như đã nêu trong các bài nghiên cứu trước đây, Đấng Thái dương Thiên Thần không mấy chú ý đến phàm ngã cho đến khi phàm ngã chuyển hướng về linh hồn và rời xa thế giới vật chất, cho đến khi nó có nguyện vọng hợp nhất với linh hồn, hoặc cho đến khi nó cố gắng trở thành một khí cụ xứng đáng cho linh hồn biểu lộ trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta hiểu được sự tương quan tùy thuộc này nếu biết rằng các phóng quang từ mỗi lớp cánh hoa sen đều có tác dụng đối với các thể phàm ngã của chúng ta: Phóng quang từ các cánh hoa hiểu biết nâng cao và chuyển hóa thể xác, giúp nó trở nên thụ cảm hơn, và thêm sinh lực, v.v. Phóng quang từ các cánh hoa bác ái nâng cao và chuyển hóa thể cảm dục, giúp nó có những phẩm tính như điềm tĩnh, đồng cảm, từ ái, rộng lượng, v.v. Phóng quang từ các cánh hoa hy sinh nâng cao và chuyển hóa thể trí, giúp nó trở thành tấm gương soi trong trẻo phản chiếu ánh sáng của linh hồn, giải tán ảo tưởng và hiển lộ chân lý, để nhận các ấn tượng trực giác, v.v. Hoa sen chân ngã được phát triển qua sự cộng tác giữa phàm ngã và linh hồn. Linh hồn sử dụng chất liệu do phàm ngã cung cấp, khi phàm ngã cố gắng khắc phục những hạn chế của mình và hướng thượng để hợp nhất với linh hồn. Ở giai đoạn phát triển này, phàm ngã là người đã bồi dưỡng các phẩm tính của linh hồn đến mức nào đó trong các thể của mình, lưu giữ những phẩm tính và đặc tính này như những vốn quý bên trong hoa sen chân ngã. Hậu quả của việc hấp thu này là tất cả những hành động vị tha, các phẩm tính được bồi dưỡng, những tư tưởng yêu thương, các góp phần vào phúc lợi của người khác, v.v., đều được lưu lại vĩnh viễn trong hoa sen chân ngã. Điều này có nghĩa là hoa sen chân ngã vẫn tồn tại khi các thể phàm ngã tan rã lúc từ trần. Nó thấm nhuần các đức hạnh/ phẩm tính mà phàm ngã đã phát triển qua nhiều kiếp sống. Chúng ta vẫn mang theo mình những đức hạnh này. Xây dựng các phẩm tính Sự tương tác giữa phàm ngã và hoa sen chân ngã đã mô tả ở trên, cùng với sự kiện hoa sen chân ngã là nơi lưu trữ các phẩm tính phàm ngã đã hoạch đắc, cho thấy tầm quan trọng của việc bồi dưỡng các phẩm tính. Tự điển có những định nghĩa khác nhau cho từ phẩm tính, từ một đặc điểm, đặc trưng về đạo đức, đến mức độ cao đẹp và sự lành thiện tương đối. Về mặt nội môn, từ ‘phẩm tính’ thường chỉ về một đặc tính của linh hồn, một đặc tính tích cực phát xuất từ linh hồn. Một số phẩm tính rõ rệt của linh hồn là: mạnh mẽ, can đảm, từ bi, bác ái, ý tưởng sáng tạo, mỹ lệ, điều hòa, minh bạch, tư tưởng sáng tỏ, bền chí, trật tự và khả năng biểu hiện. Khi chúng ta biểu lộ các phẩm tính của linh hồn trong cuộc sống hằng ngày thì đó là bằng chứng cho thấy chúng ta đang sống cuộc đời hướng về tinh thần nhiều hơn. Việc bồi dưỡng các phẩm tính của linh hồn là điều có thể thực hiện một cách rất hệ thống, như một lối thực hành tinh thần. Qua thời gian, các tật xấu của phàm ngã được đức hạnh thay thế. Tác dụng nâng cao của việc thay thế này trở nên mạnh mẽ và rõ rệt hơn khi chúng ta có thêm khả năng giao tiếp với linh hồn và nhận năng lượng của linh hồn. Thế thì làm cách nào chúng ta kết hợp hay kiến tạo những phẩm tính này vào phàm ngã? Một phương pháp chắc chắn là theo phương pháp hành động như thực. Chúng ta chọn một phẩm tính cần phát triển hoặc một phẩm tính còn yếu ớt cần được tăng cường, rồi chúng ta hành động ‘như thể là’ phẩm tính ấy đã có sẵn trong chúng ta. Chúng ta đặt phẩm tính ấy vào tiêu điểm của tâm thức và hành động ‘như thể là’ chúng ta đã thấm nhuần phẩm tính hay đặc tính đó. Sau một thời gian, nó sẽ trở nên thành phần của chúng ta. Như đã giải thích trong bài nghiên cứu về Năng lượng Đi theo Tư tưởng, chúng ta có thể tạo nên những hình ảnh trong trí về các phẩm tính mà chúng ta muốn kiến tạo trong phàm ngã của mình. Với sự tưởng tượng, chúng ta phóng chiếu vào phàm ngã một lối sống giống với linh hồn hơn. Bằng cách nhìn thấy, cảm nhận và phô diễn phẩm tính này trong trí, ta cho nó hình dạng, mở đường cho việc phát triển và khai mở các phẩm tính của linh hồn. Qua thời gian mọi sự tiến bộ trong việc phát triển tinh thần của chúng ta mang lại một sự mở rộng tương ứng của chất liệu rực lửa, các màu sắc và chuyển động trong hoa sen chân ngã. Sự cộng tác này ngày càng tích lũy động năng, và phàm ngã có thể đón nhận và biểu lộ các phẩm tính của linh hồn để chuyển hóa tật xấu thành đức hạnh. Mỗi bước ngắn ngủi mà chúng ta thực hiện, mỗi tư tưởng hay hành động tốt đẹp, đều gây ra một sự khơi hoạt tương ứng ở các cánh hoa sen chân ngã có liên quan (hiểu biết, bác ái, và hy sinh tùy theo tính chất của phẩm tính được biểu lộ). Sự kích thích cánh hoa vừa kể khiến nó bừng nở thêm và giúp cho sự phát triển chung của hoa sen chân ngã – tăng cường ánh sáng, chuyển động, màu sắc, phóng quang, v.v. Sự tăng cường sinh lực này của chân ngã bấy giờ được quay về với phàm ngã đã hướng đến linh hồn, khiến nó thêm cao đẹp hơn. Kết quả là một vòng đáp ứng tích cực – chiếc vòng đức hạnh. Dĩ nhiên đây chỉ là lối nói quá vắn tắt giản dị, nhưng cũng giúp ta thoáng thấy các tương thuộc giữa sự phát triển tinh thần của phàm ngã, và sự chuyển hóa của búp sen trì trệ và mờ nhạt trở thành bánh xe rực lửa chói ngời. Rồi đến một giai đoạn trong việc phát triển tinh thần của phàm ngã khi năng lượng của linh hồn giáng xuống và mãnh lực của phàm ngã hướng thượng. Năng lượng này từ phàm ngã, tức là năng lượng được tinh luyện, nâng cao hay cứu rỗi, tạo nên cầu nối ánh sáng tức là antahkarana mà chúng ta đã nói trước đây. Antahkarana là đường dẫn truyền năng lượng “hướng lên” hoa sen chân ngã, cũng như cho năng lượng hồi đáp từ linh hồn đến phàm ngã. Việc truyền năng lượng vừa kể đến phàm ngã phát xuất từ tâm thức của Đấng Thái dương Thiên Thần ngự trong hoa sen chân ngã, sử dụng các cánh hoa sen chân ngã làm phương tiện để truyền chuyển ánh sáng, bác ái và ý chí của mình – qua các cánh hoa hiểu biết, bác ái và hy sinh, theo thứ tự. Tư tưởng Kết thúc Chúng ta được khuyên hãy quay vào nội tâm, xem xét động cơ của mình, và làm quen với những phẩm tính của linh hồn đang tìm cách biểu lộ trong cuộc sống phàm ngã. Khi cố gắng thực hiện điều này, chúng ta ngày càng hòa hợp với những phẩm tính đang có trong tâm của mọi sự vật, đã định sẽ được hiển lộ qua sự tương tác giữa phàm ngã và hoa sen chân ngã. “Khi y cố gắng thực hiện điều này, tính chất các cơ cấu ở ngoại giới cũng thay đổi, và y ngày càng ý thức được những phẩm tính đang tìm cách biểu lộ bên trong các ngoại thể nói trên. Nhờ đó phạm vi giao tiếp hữu thức của y mở rộng, và (nhờ nghiên cứu khoa học) y đi từ sự hiểu biết bên ngoài của thế giới các hiện tượng hữu hình để thấu hiểu sâu xa hơn về thế giới của các phẩm tính. Vì thế, đừng quên rằng cần phải chú trọng đến hai phương diện hiểu biết này, và nhớ rằng khi hành giả cố gắng “tự biết mình,” y đương nhiên biết cách hiểu được phẩm tính ẩn trong mọi hình thể. Do đó, hãy tìm kiếm phẩm tính này ở mọi nơi.” Đây là ý nghĩa của việc thấy được thiên tính ở mọi nơi, nhận biết âm điệu phát ra của cả chúng sinh, và ghi nhận cái ý tưởng chính yếu ẩn tàng trong các biểu hiện bề ngoài.” [2]

BÀI THAM THIỀN 8

QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO (3)

Ngữ giải

Antahkarana

Antahkarana là đường dẫn truyền năng lượng ánh sáng hay đường liên giao giữa não bộ, thể trí, và linh hồn, tạo ra một phàm nhân tích hợp có khả năng ngày càng biểu lộ linh hồn. Trong trường hợp này, thể trí là trung gian giữa não bộ trong thân xác và linh hồn. Khi đường liên giao này hoàn tất, chúng ta kiến tạo phần antahkarana cấp cao liên kết linh hồn với Tam nguyên Tinh thần (Ý chí Tinh thần, Trực giác, và Thượng trí). Tam nguyên Tinh thần Tam nguyên Tinh thần là sự thống nhất của Atma, Bồ-đề, và Manas (Ý chí Tinh thần, Trực giác, và Thượng trí).

CHỦ ĐỀ THAM THIỀN – “QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO, ĐOẠN 3"

Kỹ năng tham thiền tập trung trong tháng này là khả năng tạo phẩm tính trong tâm thức và cuộc sống chúng ta. Thực tế là chúng ta đã làm điều này trong tất cả các bài tham thiền vừa qua. Mọi chủ đề của tư tưởng gốc được chọn, đều mang lại hứng khởi và nâng cao tâm hồn. Tham thiền về các ý tưởng và phẩm tính gây hứng khởi này sẽ gắn kết chúng vào tâm trí của chúng ta, vào trong chính cơ cấu bản tính của chúng ta. Phẩm tính chính yếu nêu trong chủ đề tham thiền tháng này – Qui luật của Đường Đạo, Đoạn 3, là sự bao gồm (“hành giả không tiến bước một mình”, “quanh mình có các bạn đồng hành”). Với mục đích này, lời chú nguyện “Tôi là một với các huynh đệ trong đoàn nhóm của tôi”, được đưa vào phần chỉnh hợp. Mục đích là mang lại sự bao gồm rộng lớn hơn trong nhóm – trong trường hợp này, là với các linh hồn bạn đồng môn trong Morya Federation. Đoạn 1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình. Đoạn 2. Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Đường Đạo trở nên sáng tỏ. Qui luật của Đường Đạo và Florence Nightingale (3) Đoạn 3. Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Và cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình. http://edhird.files.wordpress.com/2010/07/florence-nightingale-nurses.jpg Được sự ủng hộ và trợ giúp của các phụ nữ khác, Florence Nightingale đến Doanh trại Scutari với 38 y tá tình nguyện được đào tạo theo phương pháp của bà (bà đi đầu cho người khác làm theo với chủ trương chế độ ăn tốt hơn và giữ vệ sinh sạch sẽ để vừa giảm tỉ lệ tử vong và giúp binh sĩ chữa lành tâm hồn đau thương của họ).

THAM THIỀN

Chỉnh hợp

1. Thư dãn thể xác. 2. Điều hòa tình cảm. 3. Giữ thể trí yên lặng và tập trung; hướng trí bạn vào bên trong và hướng thượng đến nguồn tâm thức cao siêu gọi là “linh hồn”. 4. Chỉnh hợp với linh hồn của bạn; rồi hình dung ánh sáng và tình thương của linh hồn tuôn xuống vào thể xác, thể tình cảm, và thể trí của bạn. 5. Đọc Thánh ngữ OM 6. Nghĩ đến các linh hồn là bạn đồng môn của bạn tại Morya Federation khi bạn đọc “từ trong tâm": Tôi là một với các huynh đệ trong nhóm tôi, và tất cả sở hữu của tôi là của họ. Cầu mong tình thương trong linh hồn của tôi tuôn đổ đến họ. Cầu mong sức mạnh trong tôi nâng cao và trợ giúp họ. Cầu mong tư tưởng từ linh hồn tôi đến khích lệ họ. OM. Tham thiền Phân tích tư tưởng gốc (dùng câu hỏi kèm theo, nếu có); xác định ý nghĩa chung của nó đối với bạn, với cá nhân bạn; rồi cuối cùng xét đến thâm nghĩa của nó, chân lý tinh thần ẩn trong đó. “Nâng” tâm hồn mình đến tầm mức Thiêng liêng, và cố gắng thấy/ giao tiếp/ hoặc cảm nhận sự thực đó. Đọc cả đoạn khi bạn bắt đầu mỗi lần tham thiền, rồi suy ngẫm về mỗi dòng trong một tuần, trả lời các câu hỏi và thắc mắc khác có thể phát sinh. Qui luật của Đường Đạo - Đoạn 3. Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Và cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình. Tuần 1: Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Vào thời điểm nào trong cuộc sống của mình bạn đã tiếp xúc với (các) thành viên trong gia đình tinh thần của mình, là những người mà bạn đã kết nối tinh thần mạnh mẽ ở nội tâm? Nhìn lại điều đó, bạn đã có quyết định quan trọng nào (nếu có) đưa đến sự kết nối kể trên? Khi tiến bước trên Đường Tinh thần, vì sao điều quan trọng là hành giả không đi lang thang một mình? Bạn đã có khuynh hướng nào – cùng tiến với các bạn đồng hành tinh thần của mình hoặc đi riêng rẽ? Vì sao? Tuần 2: Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Và cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Vì sao không cần phải hấp tấp và vội vã khi tiến bước trên Đường Đạo? Vì sao không nên phí thời gian? Câu nói khi tiến tới, hành giả sẽ thấy quanh mình có các bạn đồng hành, nghĩa là gì? Bạn có hài lòng hay không với nhịp độ mà bạn “đang tiến bước”? Nếu không, bạn có thể làm thế nào để cải thiện sự tiến bộ và kỹ năng tập thể của mình? Tuần 3: Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình. Có phải bạn đang ở giai đoạn nhận biết có những người được hấp dẫn đến với bạn để được hướng dẫn và nhận nguồn hứng khởi? Nếu có, thì bạn đáp ứng nhu cầu đó thế nào? Bạn cũng nhận biết hay không những người mà bạn cần họ hướng dẫn và giúp hứng khởi? Nếu có và khi biết được họ, bạn đáp ứng thế nào? Tuần 4: [Cả đoạn 3] Đoạn này có thông điệp đặc biệt nào mà bạn nghĩ liên quan đến mình hiện nay, khi bạn tiến bước trên Đường Đạo? Khoảng lặng thấp 1. Thận trọng kết thúc các cố gắng trên đây và tái tập trung: a. Vào thể trí của bạn, rồi b. Vào thể tình cảm của bạn, rồi c. Vào thể xác của bạn, để cho năng lượng phát sinh qua cố gắng tham thiền của mình mang lại hiệu quả tốt lành, chuyển hóa mỗi một trong ba thể này của phàm nhân hướng về tinh thần. 2. Xem xét lại bất cứ tư tưởng hoặc nhận thức nào đã phát sinh trong khi bạn phân tích tư tưởng gốc. Phóng rải Đọc Đại Thỉnh nguyện, phóng rải ánh sáng, bác ái và quyền năng tinh thần của Thượng Đế cho thế giới.

ĐẠI THỈNH NGUYỆN

Từ nguồn Ánh sáng trong Trí Thượng Đế

Cầu xin Ánh sáng tuôn rải vào trí con người.

Cầu xin Ánh sáng giáng xuống Trần gian.

Từ nguồn Tình thương trong Tâm Thượng Đế

Cầu xin Tình thương tuôn rải vào tâm con người.

Cầu mong Đức Chưởng giáo trở lại Trần gian.

Từ trung tâm biết được Ý chí Thượng Đế, Cầu xin Thiên ý hướng dẫn ý chí nhỏ bé của con người, Thiên ý mà các Chân sư đều biết và phụng sự.

Từ trung tâm chúng ta gọi là nhân loại, Cầu xin Thiên cơ Tình thương và Ánh sáng thực thi, Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác.

Cầu xin Ánh sáng và Tình thương và Quyền năng phục hồi Thiên cơ trên Trần gian. OM ... OM ... OM

Cân nhắc Thận trọng mỗi ngày: Trong suốt ngày, xem xét những tư tưởng đã phát sinh trong khi bạn hành thiền, để giữ cho các ảnh hưởng chuyển hóa tiếp tục. Thực hành sự tha thứ và chấp nhận tất cả mọi người, không phân biệt – không chấp nhận những hành động sai quấy, nhưng cảm thông và tỏ lòng từ ái vì ngay cả những người làm quấy vẫn là linh hồn, tạm thời bị mù quáng do vô minh. Tham gia Thiền Trăng Tròn mỗi Tháng: Có sự chỉnh hợp mạnh mẽ giữa Mặt trời, Mặt trăng, và Địa cầu trong những kỳ Trăng Non và Trăng Tròn. Vì thế, chúng tôi đề nghị có cuộc tham thiền đặc biệt mỗi tháng trong các trường hợp này. Bạn có thể tải các bài tham thiền xuống từ Meditation Quest homeroom, hoặc tham gia cùng với Michael và Tuija Robbins mỗi tháng khi hai ông hành Thiền Trăng Tròn trên Webinar và Phát sóng Phụng sự-Thiền Trăng Tròn Giờ Chính xác. Phúc trình Tham thiền #8 Vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây trong Phúc trình Tham thiền của bạn (nên trả lời “ngắn gọn nhưng đầy đủ” và gửi cho Morya Federation trong vòng ba ngày sau ngày Trăng Tròn). 1. Tháng này bạn dùng Bài Tham thiền Số mấy và Chủ đề nào? 2. Bạn hãy tóm lược các Qui luật của Đường Đạo - Đoạn 3? Bạn thấy có điều hướng dẫn nào quan trọng? 3. Liên hệ Đoạn 3 với chính bạn, bạn thấu hiểu điều gì về hành trình tinh thần của chính mình? 4. Thiền Trăng Tròn: bạn có tham thiền Trăng Tròn không? Nếu có, bạn có nhận thức hoặc tư tưởng nào để chia sẻ về kinh nghiệm thiền này không? 5. Tính chất chung việc tham thiền của bạn trong tháng này thế nào? Bạn có cố gắng tham thiền đều đặn không? Bạn có thấy điều gì khó khăn trong khi hành thiền không - nếu có, hãy giải thích? Bạn có điều gì thắc mắc không? Study Vui lòng trả lời ít nhất một câu hỏi dưới đây. Dĩ nhiên là bạn có thể trả lời nhiều câu hơn.

  1. Chọn một lớp cánh hoa và cho biết bạn hiểu về nó thế nào.
  2. Những cánh hoa nào bạn nghĩ là đang khai mở trong Hoa sen Chân ngã của bạn? Vì sao?
  3. Khi suy ngẫm về những điều bạn đã học trong các tài liệu nghiên cứu, hãy chọn một mục mà bạn thấy đặc biệt có nhiều ý nghĩa, và vui lòng giải thích lý do.
  1. Alice A. Bailey, Thư về Tham thiền Huyền môn, tr. 65
  2. Alice Bailey, Tâm lý học Nội môn I, tr. 197