QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Tâm thức-Các cõi (MQ)

MQ-6: CÁC QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO Đoạn 1

Mục Lục Mục Lục 1 BÀI THAM THIỀN 6: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU #1 4 TÂM THỨC PHÀM NGÃ VÀ TÂM THỨC CỦA LINH HỒN 4 Tâm thức Phàm ngã 5 Tâm thức của Linh hồn 7 So sánh giữa Tâm thức Phàm ngã và Tâm thức Linh hồn: 8 Tiến từ tâm thức Phàm ngã đến Tâm thức Linh hồn 9 SỰ CẤU TẠO CỦA CON NGƯỜI VÀ CÁC CẢNH GIỚI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ 11 Cõi Hồng trần 13 Cõi Cảm dục 13 Cõi Trí 14 Cõi Bồ-đề 15 Cõi Atma 15 Cõi Chân thần 15 Cõi Thượng Đế 16 QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO (1) 17 KỸ NĂNG HỌC TẬP: KHẢ NĂNG ĐI VÀO TÂM THỨC CỦA LINH HỒN 18 Ngữ giải 18 CHỦ ĐỀ THAM THIỀN – “QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO, ĐOẠN 1" 20 Qui luật của Đường Đạo và Florence Nightingale (1) 20 Phúc trình Tham thiền #6 25 Ví dụ Mẫu Phúc trình Tham thiền dùng Bài #1 26 Bài tham thiền này giới thiệu cho học viên CÁC QUY LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO, những điều nên làm và không nên làm cơ bản chi phối giai đoạn đầu của con đường phát triển tâm linh. Có sáu đoạn thơ, và trong sáu tuần tới, học viên sẽ tham thiền về mỗi đoạn thơ. Chúng ta bắt đầu với dòng chữ: " Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật..." Kỹ năng cần học – Đi vào Tâm thức linh hồn (1) Phần nghiên cứu tập trung vào tâm thức - các thành phần khác nhau của cấu tạo của con người và các mối quan hệ giữa chúng.  

BÀI THAM THIỀN 6: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU #1

TÂM THỨC PHÀM NGÃ VÀ TÂM THỨC CỦA LINH HỒN

Sự liên tục của các tài liệu nghiên cứu Các bài học về Meditation Quest trước đây đã bắt đầu khám phá Tâm thức Phàm ngã và Tâm thức của linh hồn. Có thể hữu ích nếu bạn ôn lại các bài đó trước khi đọc tiếp bài này. Cụ thể là là: Bài Tham thiền 1 – Cơ cấu Con người, Bài Tham thiền 2 – Cấu tạo của Con người, và bài Tham thiền 5 – Sự tiến hóa của Tâm thức. Tâm thức Phàm ngã Từ các bài học trước, chúng ta biết Phàm ngã được cấu tạo từ ba phương diện (hồng trần/dĩ thái, tình cảm/cảm dục, và trí năng/trí tuệ). Các phương diện này hoạt động phối hợp nhau để chúng ta có thể suy nghĩ, cảm nhận, và hoạt động một cách hiệu quả trong đời. Phàm ngã là thành phần trong chúng ta mà người khác thường thấy đầu tiên, và là cái “Tôi” mà chúng ta rất thường đồng hóa với nó. Kinh nghiệm giúp cho Phàm ngã lớn mạnh, khiến nó trở nên độc đáo, có vẻ riêng biệt, cũng như giúp phát triển rất nhiều khả năng của ba hạ thể. Ghi nhớ cái “Tôi” biểu kiến trong chúng ta, Phàm ngã trở thành phương cách mà chúng ta sống hằng ngày, trong cõi đời này. Nhờ đó chúng ta có thể suy ngẫm sâu hơn, thấu hiểu nhiều hơn về điều mà mình suy ngẫm, trong cách cảm nhận, và cách làm công việc của mình. Cái tôi nhỏ bé này của chúng ta cứ thế mà phát triển và trưởng thành từ kiếp này sang kiếp khác. “Điều quan trọng nhất là chúng ta ý thức được thực tính của chính mình. Quá nhiều người bảo rằng họ chỉ là “chính họ” thì thực tế là đang sống theo bản năng, một cách vô thức, đáp ứng với cuộc sống chỉ bằng một phần của chính mình. Khi họ bảo rằng mình đang tự ý ứng đáp với các ấn tượng, thì thực ra họ chỉ đang ứng đáp mà không hề suy nghĩ. Họ ứng đáp theo cách đó vì họ không có chút nhận thức nào về cách vận hành năng lượng của mình. Họ cũng không biết cách vận hành đó liên quan đến sự vận hành năng lượng trong những người khác ra sao, hoặc liên quan thế nào đến các năng lượng đang vận hành và biểu lộ trong toàn môi trường sống của mình.” [1] Mỗi người trong chúng ta với tính cách là Phàm ngã đều là duy nhất, riêng biệt, và khác biệt. Các kinh nghiệm đã nắn đúc chúng ta, được người khác biết đến qua các kỹ năng, thuộc tính và phẩm tính mà chúng ta tạo nên trong hệ thống năng lượng của mình. Một dấu hiệu của tâm thức con người đang phát triển trong chúng ta là Phàm ngã đã trở nên ngày càng mạnh mẽ và hữu hiệu hơn. Thế nhưng chúng ta cũng cần phải xem xét động cơ nội tâm của mình. Phàm ngã của chúng ta được dự định trở thành một trong các phương tiện biểu lộ tốt nhất của linh hồn. Tuy nhiên, nếu không nối kết đầy đủ với linh hồn thì Phàm ngã lại ngăn chặn và làm lệch lạc sự biểu lộ của linh hồn. Đây là một số lề lối mà Phàm ngã tạo chướng ngại. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là Phàm ngã có tiềm năng như thế nào để trở thành khí cụ hữu ích cho Linh hồn: Động lực Tích cực của Phàm ngã Biểu lộ linh hồn trong ba cảnh giới tiến hóa của nhân loại Tích hợp và phối hợp thể trí, thể tình cảm và thể xác Tạo nên phàm tính Tạo khả năng tự lực Động lực Tiêu cực của Phàm ngã Gây chướng ngại cho Linh hồn Không chịu hoặc không thể đáp ứng với “tiếng gọi cao siêu” Hạn chế sự rộng mở và không muốn tăng trưởng Tỏ ra vị kỷ và chia rẽ Như chúng ta đã thấy, Phàm ngã là tổng hợp của các hạ thể. Sự tổng hợp này chỉ rõ rệt khi chúng bắt đầu hoạt động phối hợp. Bấy giờ Phàm ngã chế ngự ba năng lượng thấp này nhiều hơn, bắt đầu kiểm soát chúng và điều hòa chúng. Điều này có nghĩa là Phàm ngã trở thành một thực thể thống nhất, với ngã thức rõ rệt, bao trùm các thể. Điều này đánh dấu sự chuyển hóa của tiểu ngã trở thành một con người hoạt động hiệu quả. Người này sẽ phát lộ năng lực, có thể tạo sự khác biệt trong bất cứ lĩnh vực nào mà mình theo đuổi. Phàm ngã có thể dần dần cảm thấy được vận mệnh của mình. Những người có Phàm ngã phát triển cao đều có năng lực ý chí đủ mạnh để khuất phục phàm tính của mình theo giới luật, để chúng có thể hoàn thành vận mệnh đưa chúng đến đỉnh cao thành đạt của phàm ngã. Thế giới ngày nay có vô số nhân vật. Chúng ta thấy những người nam và nữ đã thống nhất và phối hợp trong tâm tính, nhưng họ vẫn chưa ở dưới ảnh hưởng linh hồn của mình. Ý chí cá nhân và tình thương vị kỷ là yếu tố mạnh mẽ trong đời họ, và họ bắt đầu ảnh hưởng đến môi trường sống của mình để mang lại những thành tựu có ý nghĩa. Họ chịu sự thôi thúc tiến tới hướng về vận mệnh của mình bởi ý thức về quyền lực, ước muốn những điều cao thượng, sự tự tin không hề lay chuyển, và quyết tâm đạt đến đỉnh cao thành công trong cố gắng của mình. “Linh hồn kêu gọi phàm ngã. ‘Tiếng nói của linh hồn’ không những được Phàm ngã nghe như tiếng nói, mà nó còn biểu hiện thành những sự hấp dẫn và quan tâm đặc biệt, cũng như những hoàn cảnh và cơ hội đặc biệt được mang đến cho ý thức của phàm ngã. Tuy nhiên, cũng có thể Phàm ngã không nghe, thấy hay nhận thức được sự thôi thúc thiêng liêng này. Những mối bận tâm của Phàm ngã khiến cho ‘sự can thiệp thiêng liêng’ của linh hồn… bị lệch hướng. Vì đã tự cho mình là trung tâm của ý thức, nên Phàm ngã không muốn từ bỏ vị thế đó.” [2] Cũng có những Phàm ngã đang nhanh chóng chuyển vào phạm vi ảnh hưởng của linh hồn. Họ đang phát triển những phương diện tích cực của phàm tính và học cách loại trừ lòng ham muốn vị kỷ, tính kiêu căng, và thành kiến gây trở ngại cho việc biểu lộ của linh hồn. Họ đã nhận thức được rằng tham vọng vật chất thì chẳng đi đến đâu. Nên giờ đây họ bắt đầu chuyển tiêu điểm các hoạt động của mình, dù những phương pháp và động cơ nội tâm của họ có thể vẫn còn lẫn lộn tính vị kỷ và tầm nhìn tinh thần. Tình trạng này gây khó khăn cho họ, vì sự giao tiếp với linh hồn đến mức nào đó khiến có mãnh lực lưu nhập, kích thích phàm tính, đồng thời cũng gia tăng sự chế ngự của linh hồn. Bất cứ dòng năng lượng nào lưu nhập đều tác động đến mọi phương diện của Phàm ngã đã thống nhất. Nhưng cho đến nay, sự chế ngự của linh hồn chưa đủ để hoàn toàn khuất phục phàm tính của họ. Rốt cuộc, sự chế ngự của linh hồn cũng làm ổn định được phàm ngã. Động cơ đúng đắn và hành động đúng bắt đầu ngày càng lộ rõ, và tiêu điểm chuyển từ các động cơ cá nhân vào ý thức rộng mở về mục đích tập thể vốn kết hợp với linh hồn. Tâm thức của Linh hồn "Người nào suy nghĩ điều gì, thì trở thành điều đó. Khi y trụ vào bản tính linh hồn toàn tri của mình, thì y trở nên giống như linh hồn đó. Tư tưởng của y tập trung vào tâm thức của linh hồn và y trở thành linh hồn biểu hiện qua trung gian của phàm ngã.” [3] Tâm thức của linh hồn tiến hóa từ tâm thức của Phàm ngã thống nhất, như đã mô tả trong tài liệu nghiên cứu Tâm thức của Phàm ngã. Với tính cách phàm ngã, dù chúng ta có “kết hợp với nhau” và mạnh mẽ đến đâu, chúng ta cũng sẽ có lúc tự hỏi, “Phải chăng đó là tất cả?” Tình trạng cảm nhận không hoàn mãn này xảy đến cho tất cả chúng ta vào một thời điểm nào đó trong đời, khi chúng ta thấy sự thành công, sở hữu và thú vui của mình không còn đủ. Điều đó giống như chúng ta nghe tiếng thì thầm bảo rằng “Bạn có thể hơn thế nữa; thực tế bạn LÀ điều cao siêu hơn nhiều”. Đây là thời điểm chúng ta bắt đầu khảo cứu tinh thần, bắt đầu cuộc hành trình vượt ra ngoài tâm thức của phàm ngã, đi vào trạng thái thiêng liêng của tâm thức linh hồn. Cuộc tìm kiếm này có nhiều hình thức với phương cách riêng cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên tất cả chúng ta có điểm chung và người nào cũng tái định hướng – rời xa cái ý thức quen thuộc của phàm ngã trong cõi đời, nhắm đến tâm thức của Chân ngã cao siêu. Việc tái định hướng này mở ra cho chúng ta những nguồn phi thường của minh triết, bác ái và ý chí. Vận mệnh của chúng ta là khám phá kho báu nói trên vì chúng có sẵn bên trong ta.Thế nhưng không may là từ lâu chúng đã bị che giấu, không cho xuất lộ. Linh hồn bao giờ cũng hiện diện ở trung tâm sự sống của chúng ta cùng với những phẩm tính của linh hồn trong ta chưa hề được khai mở. Nói cách khác, cho đến nay Phàm ngã của chúng ta đã thống trị và ngăn chặn sự phát lộ các phẩm tính của linh hồn mình, khiến chúng ta không thể đi vào tâm thức của linh hồn. Khi Phàm ngã được để qua một bên, con đường thể nghiệm thực tính của chúng ta sẽ thay đổi lớn lao. Bấy giờ chúng ta bước vào thế giới bao gồm tất cả, với nguồn phong phú, vô hại, sức khỏe, bình an, sáng tạo, phụng sự, v.v. Đó là triển vọng của con đường tinh thần. Đó là mục tiêu của chúng ta khi chúng ta tìm cách đạt đến “Linh hồn”của mình và để cho linh hồn lèo lái cuộc đời ta. So sánh giữa Tâm thức Phàm ngã và Tâm thức Linh hồn: Thực sự có tương phản rất nhiều giữa cách chúng ta trải nghiệm đời sống với tính cách Phàm ngã và kinh nghiệm của chúng ta với tư cách Linh hồn. Tâm thức Phàm ngã khiến chúng ta cảm thấy thiếu thốn, và trống trải, nên chúng ta bám chặt vào những gì mình cho là cần. Không may là bất cứ điều gì chúng ta cố bám chặt để lấp đầy khoảng trống này thì lại không hiệu quả, vì chẳng bao lâu chúng ta nhận thấy rằng bất cứ điều gì Phàm ngã cho là giá trị đều có tính cách hạn chế, tạm thời và rốt cuộc không làm cho chúng ta hài lòng. Mặt khác, tâm thức của linh hồn có đặc trưng là nguồn phong phú, thường tồn và hoan hỉ. Sự hoan hỉ này không hề tàn phai hay tan biến. Có thể tóm lược toàn bộ động lực này là Phàm ngã cố gắng lắp đầy khoảng trống, trong khi linh hồn tìm cách khai mở các phẩm tính thiêng liêng của mình ra ngoại giới. Phàm ngã đi từ NGOÀI vào TRONG, trong khi đó linh hồn hoạt động từ TRONG ra NGOÀI. Tham thiền là phương tiện tuyệt hảo giúp chúng ta có thể nối kết với Linh hồn và biểu lộ các phẩm tính kỳ diệu của Linh hồn trong đời sống hằng ngày của mình. Đây là hành trình tinh thần, cố gắng loại bỏ các giới hạn của Phàm ngã và sống như một Linh hồn. Đồ họa dưới đây cho thấy sự tương phản giữa tâm thức của linh hồn và phàm ngã:

Tâm thức Phàm ngã Tâm thức Linh hồn
Kinh nghiệm thiếu thốn, hạn chế Sống trong nguồn phong phú
Ích kỷ, cho mình là trung tâm Vị tha, quan tâm đến tập thể
Lấy Cho
Thu góp ngoại vật vào mình Các phẩm tính tỏa ra từ trung tâm
Nắm giữ, ngăn chặn Khai mở, hiển lộ, khai phóng
Chia rẽ Bao gồm
Hướng đến hình thể hay sự vật Hướng đến phẩm tính bên trong hình thể

Theo thời gian, sự tương phản này giảm dần. Linh hồn dùng các phẩm tính của mình ảnh hưởng đến phàm ngã. Tật xấu được thay bằng đức hạnh, và Phàm ngã chuyển hóa thành khí cụ thích hợp cho Linh hồn biểu lộ trong đời. Ngoài ra, quan điểm của Linh hồn hoàn toàn khác với tầm nhìn hữu hạn của phàm ngã. Linh hồn thấu hiểu tính duy nhất. Linh hồn thấy những người khác không như những thực thể riêng biệt, mà là Sự sống Duy nhất biểu hiện trong những hình thể khác nhau. Nói rằng linh hồn có ý thức tập thể vì linh hồn nhận thức được sự hợp nhất của cả chúng sinh. Đây là cơ sở của tình huynh đệ, trong đó chúng ta thấy thế giới như một toàn thể – một mạng lưới gồm các sinh linh có liên quan với nhau. Tình huynh đệ sản sinh từ tâm thức của linh hồn, vì Bác ái là phẩm tính cốt yếu của Linh hồn. Bác ái là năng lượng vũ trụ có sức hấp dẫn, kết hợp, và tạo sự liên quan. Bác ái giúp chúng ta thoát khỏi đại ảo tưởng chia rẽ và nhận thức được tính Duy nhất nói trên. Chúng ta có thể hiểu Linh hồn như một thanh nam châm vĩ đại thu hút bản tính thiêng liêng từ tâm của vạn vật. Cái tâm là nguồn Bác ái Thiêng liêng, là lực thống nhất hết sức mạnh mẽ trong vũ trụ. Tiến từ tâm thức Phàm ngã đến Tâm thức Linh hồn Linh hồn tham thiền trên cảnh giới của mình, và qua nhiều kiếp sống không hề bận tâm đến sự phát triển của Phàm ngã viagrafromuk.com. Linh hồn hoàn toàn đặt ý thức trên cảnh giới thiêng liêng của mình, và không hướng sự chú ý “xuống” các lĩnh vực hoạt động ở cấp hồng trần, cảm dục và hạ trí của phàm ngã. Khi Phàm ngã đến trình độ không còn thấy thỏa mãn như đã nói trên, thì nó tìm cách được Linh hồn quan tâm đến qua tác động của ý chí. Năng lượng ý chí này của Phàm ngã khi hướng đến Linh hồn sẽ tạo nên sự ứng đáp tương xứng của linh hồn. Lúc đầu sự liên kết này còn yếu ớt và không thường xuyên, nhưng nhờ lặp đi lặp lại và nguyện vọng tăng cường, con đường truyền thông mạnh mẽ hơn được tạo ra. Bấy giờ năng lượng linh hồn tuôn xuống Phàm ngã ngày càng nhiều (chúng ta đã bàn về con đường truyền thông này là Antahkarana). Sự chuyển tiếp từ Phàm ngã đến tâm thức của linh hồn có tính tuần tự. Nhưng hiển nhiên là nó đang xảy ra. Sống trong đời như một Linh hồn đó là vận mệnh của chúng ta. Trong khi đó Linh hồn bao giờ cũng có chủ đích thiêng liêng là cứu rỗi phàm ngã. Linh hồn muốn hướng “xuống” để tiếp xúc với Phàm ngã và giúp nó trở về với linh hồn. Chúng ta chuyển hướng về tâm thức của linh hồn bằng cách nâng cao độ rung động trong các thể Phàm ngã của mình. Rung động này được nâng cao bằng cách tinh luyện chất liệu của thân xác, tình cảm và cái trí cụ thể. Tinh luyện là từ đồng nghĩa với khai ngộ. Tinh luyện có nghĩa là đưa thêm nhiều ánh sáng vào trong phàm ngã. Vậy ánh sáng này đến từ đâu?: từ chính Linh hồn. Ánh sáng của Linh hồn tinh luyện bằng cách thay thế vật chất có độ rung động thấp bằng loại chất liệu-năng lượng không ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho tâm thức của linh hồn. Tham thiền là phương tiện giúp Phàm ngã hòa hợp với sự rung động của Linh hồn. Khi đã có sự giao tiếp, hành giả nhận được Ánh sáng của Linh hồn tuôn xuống, chuyển hóa tật xấu thành đức hạnh. Giống như chiếc máy thu thanh, chúng ta dùng núm điều chỉnh (tham thiền) để kết nối với rung động của Linh hồn. Khi đã nối kết được, chúng ta trở thành chiếc máy thu các sóng năng lượng của linh hồn. Qua tham thiền chúng ta học cách vun bồi khả năng của cái trí có thể trụ vững trong ánh sáng của Linh hồn và phản chiếu ánh sáng này vào thể tình cảm và thể xác. Khi được ánh sáng của Linh hồn chiếu vào, thể trí của chúng ta thay đổi từ một nguồn ảo tưởng trở thành phương tiện hiển lộ Chân lý. Giáo huấn tinh thần hướng dẫn chúng ta trong công tác tinh luyện này, và đưa ra những phương pháp thực hiện. Có nhiều lối đạt đến mục tiêu này, nhưng tất cả đều có chung một số cách thực hành tinh thần để lập hạnh và chuyển hóa những điều tiêu cực trong phàm ngã. Qua thời gian, chúng ta khắc phục được sức lôi kéo tiêu cực của Phàm ngã và trở thành người thiện hảo hơn – có tính vị tha, yêu thương nhiều hơn, sống có mục đích, vui tươi hơn, v.v. Dĩ nhiên sự chuyển hóa này cần nhiều kiếp sống. Tuy nhiên, mọi điều đạt được trong bất cứ kiếp sống nào cũng lưu lại trong chúng ta từ kiếp này sang kiếp khác. Cũng có thể nói rằng những phẩm tính (hay đức hạnh) chúng ta đã vun trồng đều trở nên vĩnh viễn. Tóm lược Để tóm lược các khái niệm đã bàn trong tài liệu này, sau đây là ba điểm cơ bản để hành thiền và đạt đến tâm thức của Linh hồn:[4] Thứ nhất: Trong mọi hình hài con người đều có một Linh hồn. Linh hồn ấy dùng các phương diện thấp của con người chỉ như các phương tiện để biểu lộ. Mục tiêu của diễn trình tiến hóa là nhằm tăng cường và củng cố sự chế ngự của Linh hồn đối với khí cụ này. Thứ hai: Tổng thể của ba phương diện thấp nói trên, khi đã phát triển và phối hợp, được gọi là phàm ngã. Sự thống nhất này gồm có các trạng thái sống trí tuệ và tình cảm, cũng như thể dĩ thái và thể xác. Các thể này “che phủ” hoặc che giấu linh hồn. Các phương diện này phát triển tuần tự và tăng tiến. Đến giai đoạn về sau của cuộc phát triển tinh thần, chúng trở nên thống nhất với Linh hồn đang ngự trị ở nội tâm. Sau đó là sự chế ngự của Linh hồn, và bản tính của Linh hồn ngày càng liên tục biểu lộ nhiều hơn. Thứ ba: Khi sự sống của Linh hồn đã giúp Phàm ngã trở thành một đơn vị thống nhất và phối hợp, bấy giờ giữa hai bên có sự tương tác mạnh mẽ hơn. Sự tương tác này có được qua các tiến trình áp dụng kỷ luật tự giác, ý chí tích cực hướng về Sự Sống tinh thần, và phụng sự vô kỷ (vì đó là phương cách tự biểu hiện của Linh hồn vốn có ý thức tập thể). “Chủ đích thiêng liêng xuyên suốt mọi phương pháp được sử dụng, và tham thiền là cách chuyển tâm thức của Phàm ngã vào tâm thức, sự nhận thức và ý thức của Linh hồn.” [5] BÀI THAM THIỀN 6 "Tài liệu tham khảo hữu ích – không bắt buộc"

SỰ CẤU TẠO CỦA CON NGƯỜI VÀ CÁC CẢNH GIỚI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ

SỰ CẤU TẠO CỦA CON NGƯỜI VÀ CÁC CẢNH GIỚI

Khi đã nghiên cứu sự Cấu tạo của Con người trong các bài trước, bạn biết rằng con người có phàm ngã gồm ba hạ thể—thể xác/dĩ thái, thể cảm dục (tình cảm) và thể trí. Mỗi người cũng là một linh hồn. Đây là năm phương diện trong bản tính của con người. Trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về sự cấu tạo của con người và vị trí của năm phương diện vừa kể và chúng phù hợp như thế nào với mô hình của các cõi (cảnh giới) và cõi phụ của Thái dương hệ. Khảo hướng này hơi thiên về kỹ thuật. Sơ đồ dưới đây sẽ dành cho chúng ta tập trung nghiên cứu. Sơ đồ này đã được Chân sư Djwhal Khul (D.K.) trao cho để chúng ta thường xuyên tham khảo. Không thể nói hết tầm quan trọng của sơ đồ này cho cố gắng thấu hiểu các vấn đề nội môn. Planes2 Trước hết chúng ta thấy rằng sơ đồ này được chia làm bảy phần chính gọi là “các cảnh giới”. Chúng được phân biệt bằng các số La mã ở cạnh bên trái của sơ đồ . Cõi Thiêng liêng – Cõi Adi hay là cảnh giới của Thượng Đế Cõi Chân thần – Cõi tự hữu Cõi Tinh thần – Cõi Atma Cõi Trực giác – Cõi Bồ-đề Cõi trí – Cõi Manas Cõi Tình cảm – Cõi Cảm dục hay Dục giới Cõi Hồng trần – Cõi Dĩ thái-Hồng trần Mỗi cảnh giới này lại được chia thành bảy cõi phụ. Vì mỗi cảnh giới chính được chia thành bảy cõi phụ nên có tất cả bốn mươi chín cõi phụ. Tiêu đề ở cạnh bên trái gọi tổ hợp bảy cảnh giới và bốn mươi chín cõi phụ này là “Cảnh giới Hồng trần Vũ trụ” tức là thể dĩ thái-hồng trần của Đấng mà trong Ngài chúng ta Sống và đang Hiện tồn – Sự sống Hành tinh, Đức Hành tinh Thượng đế của chúng ta – gồm chất liệu lấy từ bảy cảnh giới và bốn mươi chín cõi phụ nói trên. Chính yếu chúng ta là những tế bào với các lớp hợp phần bên trong cơ thể của Sự Sống vĩ đại này. Mỗi cảnh giới gồm nhiều cấp vật chất tiến từ một mức độ rung động nhất định đến mức độ rung động ngày càng cao siêu hơn khi chúng ta tiến lên qua các cảnh giới. Trạng thái vật chất càng tinh vi, tần số rung động càng cao. Sự phân chia thất phân này của năng lượng/ chất liệu diễn tiến từ cõi trần đến cõi dĩ thái (chính nó là một dạng tinh tế hơn của vật chất hồng trần), đến các cõi cảm dục, cõi trí, cõi Bồ đề, cõi Atma và cõi Chân thần, và cuối cùng đến cõi (thiêng liêng) của Thượng đế. Mỗi cảnh giới cao hơn cũng tương tự và mỗi cõi phụ cao hơn cũng ngày càng tinh tế hơn với tần số rung động cao hơn. Tiêu điểm của tài liệu nghiên cứu này là nhằm hiểu được các thể khác nhau của chúng ta dùng để hoạt động và ý thức, cũng như chúng liên quan thế nào đến các cảnh giới và cõi phụ trong cảnh giới hồng trần vũ trụ. Các thể mà chúng ta dùng để biểu lộ đều có vị trí bên trong những cảnh giới này. Thể hồng trần/dĩ thái của chúng ta được cấu tạo bằng chất liệu cõi hồng trần; thể cảm dục/tình cảm của chúng ta làm bằng chất liệu của cảnh giới tình cảm, và thể trí của chúng ta do chất liệu của cõi trí tạo nên. Về sau chúng ta sẽ bàn đến thể trí với nhiều chi tiết hơn. Cõi Hồng trần Để hiểu được sự Cấu tạo của Con người, chúng ta bắt đầu với cảnh giới thấp nhất, là cõi thứ bảy, hoặc cõi hồng trần và thấy rằng nó được chia làm hai phần: môi trường hồng trần thô trược mà con người có thể xác của mình trong đó, và cõi dĩ thái, bao gồm năng lượng/chất liệu tinh tế hơn cung cấp sinh lực cho thể xác. Cõi Cảm dục Cảnh giới kế tiếp là cõi cảm dục hay tình cảm. Những tình trạng của cõi cảm dục là tất cả bản chất xúc cảm và cảm giác của mỗi người. Cõi cảm dục gồm có loại năng lượng/chất liệu biểu lộ các tình cảm, thèm khát và ham muốn. Nó có tính lưu chuyển giống như nước. Chất liệu của nó chuyển động không ngừng và rất dễ phản ứng. Điều này có thể lợi ích hoặc gây trở ngại cho sự tiến bộ tinh thần của con người. Những ước vọng hay nguyện vọng cao thượng giúp mỗi người tiến tới trên Đường Tinh thần, trong khi đó các dục vọng thấp kém hoặc ích kỷ làm chậm trễ sự tiến bộ này. Cõi Trí Cảnh giới kế tiếp theo trình tự hướng thượng là cõi thứ năm hay cõi trí. Cảnh giới này được chia thành ba lĩnh vực rung động: hạ trí kết hợp với phàm ngã, thượng trí là trụ điểm của linh hồn; và trí trừu tượng là một phương diện của tam nguyên tinh thần. Hạ trí/phàm ngã: Bốn cõi phụ dưới của cõi trí được gọi là hạ trí, hay là trí cụ thể. Sử dụng phương diện này của trí tuệ, chúng ta học, viết và liên hệ các tư tưởng với nhau. Khi chúng ta phân tích, giải toán, thu thập và xử lý dữ liệu, thì phần lớn chúng ta đang sử dụng hạ trí hay cái trí cụ thể này. Trên sơ đồ, ở cõi phụ thứ tư tính từ dưới lên hoặc từ trên xuống, ta thấy có các từ “nguyên tử trường tồn hạ trí”. Nguyên tử trường tồn hạ trí này (được hình thành qua nhiều thời đại với tính cách trí năng gần với bản năng) là một tổ hợp nguyên tử tế vi gồm các năng lượng mà phàm ngã tập trung vào đó. Thực ra, tất cả các cõi phụ bên dưới và gồm cả cõi phụ thứ tư này, có tổng số quan trọng là “18”. Mười tám cõi phụ này bao gồm phàm ngã. Đây là mười tám cõi phụ mà chúng ta liên tục cố gắng tinh luyện và thanh lọc, để hòa hợp chúng với ánh sáng, bác ái và ý chí – và các phẩm tính của linh hồn. Xem lại sơ đồ, chúng ta thấy một đường vạch thẳng đứng kéo dài từ cõi trần, xuyên qua cõi cảm dục và dừng lại ở nguyên tử trường tồn hạ trí. Với tính cách tụ điểm của phàm ngã, nguyên tử trường tồn hạ trí là cái khí cụ để trí tuệ phối hợp và thống nhất các thể xác, thể cảm dục và thể trí. Rốt cuộc tiến trình này khiến cho phàm ngã trở nên thống nhất. fig5-7 Con của Trí tuệ – Chân ngã hay “Linh hồn” Trên cõi phụ thứ năm tính từ dưới lên (và về sau trên cõi phụ thứ sáu) ta thấy có một tam giác gọi là “Chân ngã Thiêng liêng” hoặc “Thể của Chân ngã hay Thể Nguyên nhân”. Đây là nhà hay ngôi đền của thể trung tâm thường được gọi là “Linh hồn”. Những từ thường được dùng đồng nghĩa với “Linh hồn” là “Hoa sen Chân ngã” và “Thể Nguyên nhân”. Hoa sen chân ngã và thể nguyên nhân không phải chính là “Linh hồn”, nhưng là phương tiện quan trọng để tâm thức cao siêu của linh hồn biểu lộ qua đó. Từ “linh hồn” thực sự có nghĩa là “tâm thức”. Tâm thức biểu lộ qua “Linh hồn” trên cõi thượng trí, nhưng nó cũng biểu lộ như “linh hồn con người” trong ba cõi thấp. Các từ “Linh hồn” và “linh hồn” có nhiều ý nghĩa mà chúng ta sẽ hiểu được theo thời gian qua cố gắng nghiên cứu kỹ. Thật đáng mừng khi chúng ta thấy rằng trung tâm được gọi là “Linh hồn”, về mặt rung động, lại rất mật thiết với cấu trúc năng lượng mà chúng ta gọi là “phàm ngã”. Trụ điểm của “Linh hồn” bên trong hoa sen chân ngã hoặc thể nguyên nhân thì chỉ cao hơn một cõi phụ so với cấp cao nhất của trụ điểm phàm ngã. Việc ‘nới rộng’ tâm thức của chúng ta hướng đến “Linh hồn” thì hoàn toàn trong khả năng chúng ta nếu chúng ta chỉ cần học cách chỉnh hợp phàm ngã đã tập trung với trung tâm cao hơn vừa kể trên các cấp thứ hai và thứ ba của cõi thượng trí. Trí Trừu tượng và Manas Thuần khiết Trên cõi phụ cao nhất tức là cõi phụ thứ nhất của cõi trí, có trụ điểm của trí trừu tượng. Cõi phụ cao nhất này là nơi có tư tưởng trừu tượng, và ở đây các ý tưởng (từ cõi bồ-đề) trở thành các khái niệm trừu tượng. Mức cao nhất này của cõi thượng trí, nơi manas thuần khiết biểu lộ, cũng lại là điểm thấp nhất của tam nguyên tinh thần – atma/bồ-đề/manas. Các ý tưởng phát sinh trong những phương diện cao của tam nguyên tinh thần lưu chuyển qua trí trừu tượng để trở thành tư tưởng trừu tượng. Từ đó chúng đi vào Linh hồn/hoa sen chân ngã để có được năng lượng thống nhất. Rồi chúng đi vào hạ trí để được cụ thể hóa với các chi tiết rõ rệt, và đi vào não bộ để biểu lộ qua hành động ở cõi trần. Các cõi cao hơn cõi Bồ-đề thì ngoài phạm vi của khóa học này và không được mô tả hoặc nêu chi tiết đầy đủ. Chúng chỉ được đề cập đến và mô tả rất vắn tắt. Cõi Bồ-đề Tiến ‘lên cao’, cảnh giới kế tiếp là cõi thứ tư, tức là cõi bồ-đề hay cõi của trực giác, lý trí thuần khiết, sự điều hòa và phản ánh nguồn Bác ái Đại đồng. Bồ-đề là năng lượng thành phần của các chiều tinh thần cao siêu trong cơ cấu của chúng ta, gọi là “tam nguyên tinh thần”. Cõi Atma Cõi thứ ba, “Cõi Tinh thần hoặc Cõi Atma”, là cảnh giới phản ánh Ý chí Đại đồng. Nó biểu lộ năng lượng “atma”, cũng là một phần của các chiều tinh thần cao siêu trong cơ cấu của chúng ta, cùng với bác ái tinh thần (bồ-đề) và thông tuệ tinh thần (manas cao). Cả ba phương diện này hình thành “tam nguyên tinh thần”, như trình bày dưới đây trích từ Sơ đồ Sự Cấu tạo của Con người. Cõi Chân thần Cõi thứ hai, hay cõi chân thần, là cõi thấp nhất mà tinh túy của chúng ta là Chân thần biểu lộ. Chân thần tập trung trên cõi chân thần thường được gọi là “Tinh thần” hoặc “Chân ngã Tinh thần” của chúng ta. Chân thần hay là “lửa cao siêu nhất” trong cấu trúc của con người, vốn đồng nhất với sự sống thuần khiết. Cõi Thượng Đế Cõi thứ nhất, cõi thiêng liêng hoặc cõi của Thượng Đế, là cảnh giới cao nhất ghi trong Sơ đồ Sự cấu tạo của Con người và chỉ về loại chất liệu-năng lượng gọi là “Biển Lửa”. Loại chất liệu-năng lượng này là nguyên khí, phương tiện biểu lộ trên cõi hồng trần vũ trụ cho các Đấng cao cả như Đức Hành tinh Thượng Đế và Thái dương Thượng Đế của chúng ta. Trí thông minh của chúng ta chưa thể hiểu được cõi này. Khi cố gắng thận trọng tìm hiểu sơ đồ này và đặt con người cùng các thể biểu hiện của mình vào trong sơ đồ, chúng ta sẽ ngày càng hiểu được mối liên hệ giữa con người là tiểu vũ trụ với môi trường đại vũ trụ của mình. Đó là phạm vi biểu lộ của Đức Hành tinh Thượng Đế của chúng ta và thậm chí của Đức Thái dương Thượng Đế. Hiểu được như thế chúng ta mới biết được nguồn của những loại năng lượng khác nhau mà chúng ta có thể giao tiếp khi thực hành những bài tham thiền được truyền đạt.

BÀI THAM THIỀN 6

QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO (1)

KỸ NĂNG HỌC TẬP: KHẢ NĂNG ĐI VÀO TÂM THỨC CỦA LINH HỒN

Chân sư Tây Tạng nói "Cuộc rèn luyện nội môn là một vấn đề không thuộc về phàm nhân; nó liên quan đến việc phát triển tâm thức của linh hồn và sự mở mang tâm thức ấy để bao gồm, chứ không ngoại trừ, tất cả các hình thái sống mà qua đó nguồn sống và bác ái của Thượng Đế hoạt động. Người đệ tử chân chính thì bao giờ cũng có thái độ bao gồm và không hề ngoại trừ. Thái độ bao gồm này là đặc trưng của tất cả các huyền bí gia chân chính. [6] Tham thiền là, hoặc cần phải là, một kinh nghiệm tinh thần sâu sắc. Tham thiền tạo mối liên giao đúng thực với Thượng Đế và những mối quan hệ chính đáng của con người trong cuộc sống hằng ngày. Tham thiền sáng tạo bắt đầu với việc thực tập chỉnh hợp. Kết quả là có sự phối hợp sâu xa, rộng mở và bền vững hơn giữa hành giả và toàn cả môi trường sống. Chỉnh hợp giúp các cấp độ và trạng thái tâm thức khác nhau “hòa hợp” với nhau, hoặc có sự điều chỉnh mối quan hệ đúng. Trong tham thiền, sự chỉnh hợp liên quan đến thể trí-cái trí; bản tính tình cảm/xúc cảm-cái tâm; thể dĩ thái hay thể năng lượng và phàm ngã. Khi các yếu tố này trở nên thống nhất, thì chúng có thể chỉnh hợp với chính linh hồn, tức là Chân ngã tinh thần. Nhờ đó, mà tạo ra con đường truyền thông liên kết não bộ, tâm, trí và linh hồn. Năng lượng sống của linh hồn, với năng lực khai ngộ và tạo hứng khởi, bấy giờ có thể đi vào hoạt động, ảnh hưởng đến mọi phương diện trong đời sống hằng ngày. Khi đã được tạo ra trong tâm thức, sự chỉnh hợp thiết yếu này trở nên thường xuyên, chỉ cần chú tâm trong giây lát để nó khởi hoạt và liên hệ sự sống nội tâm với hoạt động bên ngoài . Lucis Trust Ngữ giải Đạo viện (Ashram) Một tập thể hoặc trung tâm tinh thần, mà Chân sư đưa các môn sinh vào đó để họ được giáo huấn cá nhân. Đường Đạo, Con Đường Tinh thần Tất cả các thuật ngữ tương tự chỉ về Con Đường Phát triển Tinh thần mà mọi người đều đi theo khi họ tiến lên trong tâm thức, từ sự vô minh đến giác ngộ. Đường Đạo trải qua nhiều kiếp sống, cũng như sự liên tục trong tâm thức.

QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO

Đoạn 1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình. Đoạn 2. Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Đường Đạo trở nên sáng tỏ. Đoạn 3. Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Và cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình. Đoạn 4. Khách hành hương phải tránh ba điều. Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; mang theo bình nước chỉ đủ cho mình dùng; vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ. Đoạn 5. Mỗi Khách hành hương trên Đường đạo phải mang theo những gì y cần: một bầu lửa, để sưởi ấm các bạn đồng hành; một ngọn đèn với những tia sáng chiếu ra từ tâm của mình và cho các bạn đồng hành thấy bản tính sự sống ẩn tàng nơi mình; một túi vàng, y không vung vãi trên Đường, mà để chia sẻ cho người khác; một chiếc bình niêm kín, trong đó y mang theo toàn cả tâm nguyện của mình để đặt dưới chân Đấng đang chờ chào đón y ở cửa Đạo – một chiếc bình niêm kín. Đoạn 6. Khi dấn bước trên Đường, Khách hành hương phải có tai nghe tỏ rõ, bàn tay giúp đỡ, chiếc lưỡi im lặng, tâm hồn tự chủ, tiếng nói vàng, chân nhanh nhẹn, mắt rộng mở đón nhận ánh sáng. Y biết mình không độc hành. CHỦ ĐỀ THAM THIỀN – “QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO, ĐOẠN 1" Tháng này chúng ta bắt đầu nghiên cứu thiền trong sáu tháng về “Qui luật của Đường Đạo”. Các Qui luật này là những điều hướng dẫn giúp chúng ta trở về Nguồn cội tinh thần của mình. Chúng có nguồn gốc rất cổ xưa, nhưng đã được cập nhật để cho người hiện nay hiểu được và sẽ được điều chỉnh trong tương lai khi có nhu cầu. Đây là các hướng dẫn chính yếu của Con Đường Tinh thần Cao siêu và không bao giờ có thể bị loại bỏ. Với các môn sinh trong khóa thiền này, các Qui luật đưa ra lộ trình để họ có thể tiến lên trên Con Đường Chí nguyện đầy thách thức, đến con đường Đệ tử thực sự, và phục vụ trong Đạo viện của Chân sư. Điều quan trọng cần lưu ý về các Qui luật này, là chúng tiêu biểu cho yêu cầu áp dụng Luật Tập thể và sự sống tập thể. Khi người môn sinh bắt đầu vượt cao hơn cuộc sống với nguyện vọng tinh thần của mình hướng về “Đạo viện” của các Chân sư, thì y cần từ bỏ lề luật và sự tự quản của riêng mình và tuân thủ luật tập thể lớn lao hơn - đây có thể gọi là luật về “Tính duy nhất hoặc Tính toàn thể”. Thế nhưng, không bao giờ tính toàn vẹn hay danh dự thực sự của mỗi người bị xem thường - điều không được công nhận là tính vị kỷ của cái phi ngã. Bấy giờ con Đường mà y tiến bước là CON ĐƯỜNG DUY NHẤT và, dù nó nhỏ hẹp, toàn thể nhân loại đều tiến lên trên con đường này. Trên “con đường nhỏ hẹp như lưỡi dao cạo” này, hành giả học cách tiến bước theo giới luật và thận trọng, với hạnh vô dục mà y cùng thể nghiệm với các bạn đồng môn. [7] Qui luật của Đường Đạo và Florence Nightingale (1) Một phần của bài nghiên cứu này về Qui luật của Đường Đạo, xét về cuộc đời của Florence Nightingale, người tiền phong trong ngành điều dưỡng, một đệ tử tiến hóa cao. Bằng chứng của điều này ảnh hưởng tốt đẹp của bà trên thế giới. Mỗi tháng, phần chủ đề bài tham thiền tháng đó sẽ liên quan đến các giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của Nightingale. Người môn sinh cũng nên tìm những điều tương tự trong cuộc sống của mình. Đoạn 1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình. fig-6-1 Florence Nightingale cảm nhận sự kêu gọi tinh thần của mình từ thời còn trẻ. Trong các bài viết của mình, bà mô tả ý thức rất sớm về nỗi đau khổ của người khác, và do đó mà bà học ngành điều dưỡng. Bà thấy có thông báo trên tờ Luân Đôn Thời báo về nỗi đau đớn của các binh sĩ trong Cuộc chiến ở Crimea, và tình nguyện đến trợ giúp. Bà được bổ nhiệm làm trưởng ngành điều dưỡng, và lên đường đến Bán đảo Crimea. Biểu dương các qui ước y khoa của thời đó, Bà tiến hành những điều mà bà cho là tốt nhất và bắt đầu cải thiện các điều kiên y tế và vệ sinh, cũng như lập ra các bếp ăn.

THAM THIỀN

Kỹ năng tham thiền tập trung trong tháng này, là “khả năng đi vào tâm thức cao cả hơn của linh hồn”. Thể thức Thiền Nội môn mà bạn đã được hướng dẫn thực hành, nay giúp bạn phát triển kỹ năng này. Nó đưa bạn từ tâm thức và không gian cá nhân của mình, đi vào tâm thức của linh hồn, và thậm chí còn vượt cao hơn. Mỗi lần bạn tham thiền đúng theo thể thức này, thì có thêm một ít ánh sáng và minh triết của linh hồn chiếu vào tâm thức của bạn. Chỉnh hợp 1. Thư dãn thể xác. 2. Điều hòa tình cảm. 3. Giữ thể trí yên lặng và tập trung; hướng trí bạn vào bên trong và hướng thượng đến nguồn tâm thức cao siêu gọi là “linh hồn”. 4. Chỉnh hợp với linh hồn của bạn; rồi hình dung ánh sáng và tình thương của linh hồn tuôn xuống vào thể xác, thể tình cảm, và thể trí của bạn. 5. Đọc Thánh ngữ OM 6. "Hướng” về Đấng Toàn năng khi bạn đọc bài chú nguyện Gayatri “từ trong tâm”: Hỡi Đấng bảo dưỡng toàn vũ trụ. Đấng sinh thành vạn hữu; Đấng mà vạn hữu trở về, Xin hiển lộ cho chúng con hình ảnh Ngôi Mặt trời tinh thần chân thực, ẩn trong vầng ánh sáng chói vàng. Để chúng con hiểu biết chân lý và làm tròn nhiệm vụ, trên con đường đến dưới chân thánh thiện của Ngài. OM. Tham thiền Phân tích tư tưởng gốc (dùng câu hỏi kèm theo, nếu có); xác định ý nghĩa chung của nó đối với bạn, với cá nhân bạn; rồi cuối cùng xét đến thâm nghĩa của nó, chân lý tinh thần ẩn trong đó. “Nâng” tâm hồn mình đến tầm mức Thiêng liêng, và cố gắng thấy/ giao tiếp/ hoặc cảm nhận sự thực đó. Đọc cả đoạn khi bạn bắt đầu mỗi lần tham thiền, rồi suy ngẫm về mỗi dòng trong một tuần, trả lời các câu hỏi và thắc mắc khác có thể phát sinh. Qui tắc của Đường Đạo (Luật Tập thể) – Đoạn 1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình. Tuần 1: Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, Đường Đạo là gì, và vì sao “trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật”? Khó khăn nguy hiểm nào chờ đón những kẻ cố bước đi trong bóng tối? Bạn dành bao nhiêu thời gian trong ánh sáng, hoặc trong bóng tối? Tuần 2: (Ánh sáng ấy) tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Ai là những Người hiểu biết? Vì sao họ hướng dẫn và ánh sáng họ chiếu rọi có tính chất thế nào? Tuần 3: Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình. Bạn có nghĩ rằng ở đây có liên quan đến Luật Nghiệp quả không, và nếu có thì bằng cách nào? Trong đời bạn đã có tình huống nào nhiều thử thách hay không khi, do các hành động của mình, bạn phải “đối diện” với chính mình và đó là điều rất khó khăn? Tuần 4: [Trọn cả Đoạn 1] Giả sử rằng chính linh hồn của bạn liên tục hướng dẫn bạn đến ngày hôm nay và soi sáng đường đi của bạn. Hiện nay, khi phải đối diện với chính mình, bạn nghĩ linh hồn của bạn muốn bạn nhận thức điều gì về chính mình? Khoảng lặng thấp 1. Thận trọng kết thúc các cố gắng trên đây và tái tập trung: a. Vào thể trí của bạn, rồi b. Vào thể tình cảm của bạn, rồi c. Vào thể xác của bạn, để cho năng lượng phát sinh qua cố gắng tham thiền của mình mang lại hiệu quả tốt lành, chuyển hóa mỗi một trong ba thể này của phàm nhân hướng về tinh thần. 2. Xem xét lại bất cứ tư tưởng hoặc nhận thức nào đã phát sinh trong khi bạn phân tích tư tưởng gốc. Phóng rải Đọc Đại Thỉnh nguyện, phóng rải ánh sáng, bác ái và quyền năng tinh thần của Thượng Đế cho thế giới.

ĐẠI THỈNH NGUYỆN

Từ nguồn Ánh sáng trong Trí Thượng Đế , Cầu xin Ánh sáng tuôn rải vào trí con người, Cầu xin Ánh sáng giáng xuống Trần gian.

Từ nguồn Tình thương trong Tâm Thượng Đế, Cầu xin Tình thương tuôn rải vào tâm con người, Cầu mong Đức Chưởng giáo trở lại Trần gian.

Từ trung tâm biết được Ý chí Thượng Đế, Cầu xin Thiên ý hướng dẫn ý chí nhỏ bé của con người -

Thiên ý mà các Chân sư đều biết và phụng sự.

Từ trung tâm chúng ta gọi là nhân loại, Cầu xin Thiên cơ Tình thương và Ánh sáng thực thi, Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác.

Cầu xin Ánh sáng và Tình thương và Quyền năng phục hồi Thiên cơ trên Trần gian. OM ... OM ... OM

Cân nhắc Thận trọng Trong ngày: Suốt ngày, xem xét các tư tưởng đã phát sinh trong khi bạn hành thiền. Cố gắng tiến bước “trong ánh sáng”, với động cơ và tâm hồn trong sáng. Tham gia Thiền Trăng Tròn mỗi Tháng: Có sự chỉnh hợp giữa Mặt trời, Mặt trăng, và Địa cầu trong những kỳ Trăng Non và Trăng Tròn. Vì thế, chúng tôi đề nghị có cuộc tham thiền đặc biệt mỗi tháng trong các trường hợp này. Bạn có thể tải các bài tham thiền xuống từ Meditation Quest homeroom, hoặc tham gia cùng với Michael và Tuija Robbins mỗi tháng khi hai ông hành Thiền Trăng Tròn trên Webinar và Phát sóng Phụng sự-Thiền Trăng Tròn Giờ Chính xác. Phúc trình Tham thiền #6 Vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây trong Phúc trình Tham thiền của bạn (nên trả lời “ngắn gọn nhưng đầy đủ” và gửi cho Morya Federation trong vòng ba ngày sau ngày Trăng Tròn). 1. Tháng này bạn dùng Bài Tham thiền Số mấy và Chủ đề nào? 2. Bạn hãy tóm lược các Qui luật của Đường Đạo - Đoạn 1? Bạn thấy có điều hướng dẫn nào quan trọng? 3 Liên hệ Đoạn 1 với chính bạn, bạn thấu hiểu điều gì về hành trình tinh thần của chính mình? 4 Thiền Trăng Tròn: bạn có tham thiền Trăng Tròn không? Nếu có, bạn có nhận thức hoặc tư tưởng nào để chia sẻ về kinh nghiệm thiền này không? 5.  Tính chất chung việc tham thiền của bạn trong tháng này thế nào? Bạn có cố gắng tham thiền đều đặn không? Bạn có thấy điều gì khó khăn trong khi hành thiền không - nếu có, hãy giải thích? Bạn có điều gì thắc mắc không? Nghiên cứu Vui lòng trả lời ít nhất một câu hỏi dưới đây. Dĩ nhiên là bạn có thể trả lời nhiều câu hơn.

  1. Trong sự cấu tạo của con người, những cõi phụ nào hợp thành phàm nhân?
  2. Bạn xem phương diện nào trong tâm thức của linh hồn là quan trọng nhất?
  3. Khi suy ngẫm về những điều bạn đã học trong các tài liệu nghiên cứu, hãy chọn ra một mục mà bạn thấy đặc biệt đầy ý nghĩa, và giải thích lý do tại sao.