QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Khấn nguyện - MQ

MQ-2: "TÔI LÀ CHÂN NGÃ THIÊNG LIÊNG" Mục Lục Mục Lục 1 KỸ NĂNG CẦN HỌC – CHỈNH HỢP GIỮA PHÀM NGÃ VÀ LINH HỒN 2 BÀI THAM THIỀN SỐ 2: BÀI NGHIÊN CỨU SỐ 1 3 ĐẠI KHẤN NGUYỆN 3 Từ ngữ khác đối với bài Đại Khấn Nguyện 15 BÀI THAM THIỀN 2 – Tài liệu nghiên cứu #2 16 CẤU TẠO CỦA CON NGƯỜI (2) 16 Phàm ngã (The Personality) 18 Linh hồn (The Soul) 21 BÀI THAM THIỀN SỐ 2 24 “TÔI LÀ CHÂN NGÃ THIÊNG LIÊNG” 24 KỸ NĂNG CẦN PHẢI HỌC- KHẢ NĂNG CHỈNH HỢP GIỮA PHÀM NGÃ VÀ LINH HỒN 25 Hiểu biết Lời Đại Khấn Nguyện 25 Từ vựng 26 BÀI THAM THIỀN SỐ 2: 27 CHỦ ĐỀ - "TÔI LÀ CHÂN NGÃ THIÊNG LIÊNG" 27 Bài báo cáo Tham thiền số 2 30 Mẫu báo cáo tham thiền cho bài #1 32 Học viên được hướng dẫn một kỹ thuật quan trọng trong bài tham thiền này - một bài tập phân tách, tạo thuận lợi cho mục tiêu cơ bản là chỉnh hợp giữa linh hồn và phàm ngã. Điều này được thực hiện bằng chủ đề tham thiền "Tôi là Chân ngã Thiêng liêng". KỸ NĂNG CẦN HỌC – CHỈNH HỢP GIỮA PHÀM NGÃ VÀ LINH HỒN  Phần nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết để đạt được sự chỉnh hợp giữa pga và linh hồn. Học viên sẽ lưu ý rằng sự chỉnh hợp này được thực tập trong tất cả các bài thiền. BÀI THAM THIỀN SỐ 2: BÀI NGHIÊN CỨU SỐ 1 ĐẠI KHẤN NGUYỆN Từ nguồn Ánh sáng trong Trí Thượng Đế Cầu xin Ánh sáng tràn vào Trí Con người Cầu xin Ánh sáng giáng xuống trần gian Từ nguồn Tình thương trong Tâm Thượng đế Cầu xin Tình thương tràn vào Tâm Con người Cầu xin Đấng Christ trở lại trần gian Từ Trung tâm biết được Ý chí Thượng đế Cầu xin Thiên Ý dẫn dắt ý chí nhỏ bé của Con người Thiên Ý mà các Chân sư đều biết và phụng sự Từ trung tâm mà chúng ta gọi là Loài người Cầu xin Thiên Cơ, Tình thương và Ánh sáng được thực thi Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác Cầu xin Ánh sáng, Tình thương và Quyền năng phục hồi Thiên cơ trên Trần gian OM-OM-OM WorE6A1 [1] Cầu xin Ánh sáng giáng xuống trần gian 1. Đại Khấn Nguyện là một mantram hoặc một lời cầu nguyện của thế gian đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ và tiếng địa phương[2], và không dành riêng cho bất kỳ tôn giáo hoặc một đoàn thể cụ thể nào. Nó là một công cụ của điều thiện mà bất kỳ ai dù có bất kỳ tín ngưỡng nào đều có thể sử dụng nó để mang lại giá trị tinh thần và sức mạnh cho một thế giới đang gặp khó khăn. 2. Đại Khấn Nguyện đề cập đến Trí trừu tượng Toàn thông (all-knowing) của Đấng Cao Cả. Nó khẳng định sự hiện diện sống động của một Quyền Năng Thiêng Liêng mà chúng ta gọi là Thượng Đế, bao gồm ba khía cạnh: a. Ý chí Thiêng Liêng của Thượng Đế, thể hiện như là sự sống, hơi thở và các luật của tự nhiên b. Tình Thương của Thượng Đế, mãnh lực tích hợp và bao gồm của Thiên nhiên. c. Trí Tuệ hay Ánh sáng của Thượng Đế, là toàn thể trí tuệ của tất cả các hình tướng trong tự nhiên 3. Ánh sáng là tri thức, vì vậy khi chúng ta khấn nguyện "từ nguồn ánh sáng trong trí Thượng Đế", chúng ta đang cầu khẩn để được soi sáng bởi tri thức và minh triết của trí tuệ Thiêng Liêng. Sau đó chúng ta có thể thấy rõ hơn, và không bị che khuất bởi sự lệch lạc của các thể thấp chưa hoàn hảo của chúng ta. Với đoạn thơ này, chúng ta cầu khẩn Tâm Trí của Đấng Tối Cao tuôn vào tâm trí của toàn thể nhân loại. [3] Cầu xin Đức Christ trở lại trần gian 1. Thiên cơ được quản trị bởi Thánh Đoàn—là đoàn thể gồm các bậc Điểm đạo đồ cao cấp và các Chân sư. Đứng tại trung tâm của Thánh Đoàn là đức Chưởng Giáo của Thế Gian. Ngài được biết đến dưới các tên gọi khác nhau trong các tôn giáo khác nhau như đức Christ, đức Bồ Tát, đức Di Lặc, Imam Mahdi, và Đấng Cứu Thế. 2. Điều quan trọng là Đức Chưởng Giáo của Thế Gian là hiện thân của nguyên lý tình thương vốn là mãnh lực căn bản trong vũ trụ. a. Đó là lực hấp dẫn, có từ tính (magnetic) và hợp nhất. b. Tình thương thiêng liêng từ vũ trụ tuôn chảy vào, và đối với hành tinh của chúng ta, nó tập trung vào Thánh Đoàn vốn là "Trái tim của hành tinh này.” c. Trái tim là nơi chúng ta thể hiện linh hồn. Chúng ta cần phải nhìn vượt lên tất cả bề nổi của vấn đề và nhìn vào linh hồn của người khác. {bạn có thấy chúng ta đang không thống nhất trong sử dụng từ viết hoa linh hồn/Linh Hồn không? Trong tài liệu này, từ không viết hoa thường được sử dụng. Tôi luôn luôn dùng nó…nhưng...} d. Dưới ảnh hưởng của Tình thương Thiêng Liêng, chúng ta đồng nhất hóa với nguyên lý linh hồn của tất cả mọi người, dù họ thuộc chủng tộc hay tôn giáo nào. e. Những người chịu ảnh hưởng của Tình thương Thiêng Liêng sẽ liên kết với nhau trong tất cả các phân bộ khác nhau, để thiết lập một "Trật tự Thế giới mới" dựa trên những giá trị tinh thần, và do đó thể hiện thiện chí trên Trái đất. f. Một lợi ích của việc phổ biến Thiện Chí (Goodwill) trên toàn thế giới là sẽ tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh tiến trình tái xuất hiện của Đấng Chưởng Giáo – đấng biểu tượng cho Nguyên lý Tình thương. [4] Cầu xin Thiên Ý dẫn dắt ý chí nhỏ bé của Con người 1. Đoạn thơ thứ ba nỗ lực đưa ý chí nhỏ bé của con người – bao gồm các cá nhân làm việc riêng rẽ và ích kỷ – hòa nhịp với Thiên Ý để cho con người sẽ được thúc đẩy để hành động chung vì mục đích tốt đẹp của toàn thể nhân loại. 2. Khi Thiên Ý này được thiết lập trên Địa Cầu, các cá nhân, các nhóm chính trị và các tổ chức sẽ bắt đầu thể hiện mối quan tâm lớn hơn cho tất cả các chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, các đoàn thể xã hội và cho toàn thể thế giới, chứ không phải chỉ cho sự ích kỷ hay lợi ích riêng của cá nhân nào. 3. Khi đó các quyết định sẽ được thực hiện cho mục đích tốt đẹp hơn. 4. Thông qua việc sử dụng tập trung và thống nhất đại khấn nguyện này: a. Chúng ta có một phương tiện mạnh mẽ mà thông qua đó các cá nhân hành động hòa nhịp với các cá nhân khác để có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các sự kiện trên thế giới. b. Chúng ta thật sự có thể đẩy nhanh tiến trình tâm linh hóa nhận thức của nhân loại và biểu hiện tình huynh đệ đại đồng. c. Chúng ta có thể tạo ra thực tế này bằng cách tham gia vào lực lượng tất cả những người thiện chí, và bằng cách liên tục xướng lên Đại Khấn Nguyện. 5. Chúng ta có thể tạo ra thực tế này bằng cách kết hợp sức mạnh với tất cả những người thiện chí, và bằng cách liên tục xướng lên Đại Khấn Nguyện. [5] Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác 1. Trong đoạn thơ thứ tư, các mãnh lực thiêng liêng của Ánh sáng, Tình thương và Ý chí tụ hội vào con người để chuyển hoá tâm thức họ. Đây là yêu cầu của “Thiên Cơ Thiêng liêng của Tình thương và Ánh sáng”. 2. "Năng lượng theo sau tư tưởng", vì vậy thông qua việc sử dụng tập trung và thống nhất của Đại Khấn Nguyện này, chúng ta có một phương tiện mạnh mẽ mà thông qua đó các cá nhân hành động hòa nhịp với các cá nhân khác để có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các sự kiện trên thế giới - chúng ta thật sự có thể đẩy nhanh tiến trình tâm linh hóa nhận thức của nhân loại và biểu hiện tình huynh đệ đại đồng. 3. Đại Khấn Nguyện cũng có tác dụng vô hiệu hóa hành động xấu xa trên Trái Đất bằng cách tượng trưng cho sự biểu lộ của Thiên Cơ, "cầu mong Thiên Cơ đóng kín cửa vào nẻo ác." Dòng cuối cùng này đề cập đến những điều ác trong bản chất con người - mong muốn ích kỷ, hận thù, chia rẽ, tham lam, các rào cản giữa các chủng tộc và quốc gia, lòng ham muốn quyền lực, sự độc ác v.v… Khi chúng ta tụng đọc lời Đại Khấn Nguyện thường xuyên, Ánh sáng và Tình thương Thiêng Liêng sẽ gia tăng trong bản thể của chúng ta -- "chúng ta là chính những gì mà chúng ta suy nghĩ trong trái tim của mình". 4. "Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác" tượng trưng cho sự để lại đằng sau những 'cách thức cũ xấu xa' – đóng lại cánh cửa của sự non nớt và các hành động ích kỷ, để con người có thể phát triển đến sự vinh quang thiêng liêng của “Tình thương và ánh sáng” được hứa hẹn. [6] Cầu xin Ánh sáng, Tình thương và Quyền năng 1. Đoạn thơ cuối khẳng định vững chắc và neo các nguồn lực được gọi tên trong nhân loại xuống tới thế giới vật chất. 2. Lời Đại Khấn Nguyện được đưa ra cho nhân loại vào năm 1945 để mỗi người có thể khẩn cầu các mãnh lực thiêng liêng của Ý chí, Tình thương và Ánh Sáng, và như thế đóng góp to lớn vào vận mệnh và tiến trình tâm linh hóa của y, cũng như của nhân loại nói chung. 3. Do đó, những người sử dụng lời Đại Khấn Nguyện như một hành động phụng sự nhân loại, hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch của Thiên Cơ, và góp phần cho việc tái xuất hiện của đức Chưởng Giáo. [7] Phục hồi Thiên cơ trên Trần gian 1. Đại Khấn Nguyện khẳng định sự tồn tại của Thiên cơ "của Tình thương và Ánh sáng." 2. Thiên Cơ này sẽ chuyển hóa tâm thức đang phát triển của các cá nhân: a. Nhờ vậy họ có thể được soi sáng và giác ngộ. b. Nhờ vậy họ có thể trở thành người truyền đạt Tình thương và Minh triết. 3. Sự chuyển hoá này sẽ dẫn đến hành động khôn ngoan và yêu thương trên Trái Đất, kết quả là hòa bình và thiện chí giữa tất cả mọi người. 4. Những người nam và nữ thiện chí khắp thế giới, không phân biệt tôn giáo, đang sử dụng lời Đại Khấn Nguyện này trong ngôn ngữ riêng của họ và phù hợp với đức tin của họ. Bạn hãy tham gia cùng họ trong việc sử dụng lời Đại Khấn Nguyện mỗi ngày -- với sự quan tâm và dâng hiến, vì nó thuộc về toàn thể nhân loại.

Từ ngữ khác đối với bài Đại Khấn Nguyện

Lucis Trust (đơn vị giữ bản quyền các cuốn sách của Alice A. Bailey) đã điều chỉnh bài Đại Khấn Nguyện này một chút cho phù hợp với tâm thức và ngôn ngữ đang thay đổi của nhân loại vì chúng ta đang bước vào thời Bảo Bình. Những từ ngữ mới này cho bài Đại Khấn Nguyện được đưa ra với hy vọng rằng nó sẽ thúc đẩy sự phổ biến và hiểu biết rộng rãi hơn về lời khấn nguyện này như một lời cầu nguyện cho tất cả các tôn giáo. Những người nam và nũ thiện chí khắp thế giới, không phân biệt tôn giáo, đang sử dụng bài khấn này bằng ngôn ngữ riêng của họ, phù hợp với đức tin của họ. Chúng tôi, tại Liên Hiệp Morya sẽ tiếp tục sử dụng phiên bản gốc được đưa ra bởi chân sư D.K From the point of Light within the Mind of God Let light stream forth into human minds. Let Light descend on Earth. From the point of Love within the Heart of God Let love stream forth into human hearts. May the Coming One return to Earth. From the centre where the Will of God is known Let purpose guide all little human wills - The purpose which the Masters know and serve. From the centre which we call the human race Let the Plan of Love and Light work out And may it seal the door where evil dwells. Let Light and Love and Power restore the Plan on Earth. (Các bạn có thể xem bản gốc tiếng Anh của Chân sư DK để đối chiếu với bản này) Lucis Trust có bản dịch cho bài Đại Khấn Nguyện bằng 65 ngôn ngữ, các bạn có thể truy cập tại http://www.lucistrust.org/en/content/view/full/3781. Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng một trong những ngôn ngữ phù hợp nhất với mình. BÀI THAM THIỀN 2 – Tài liệu nghiên cứu #2 CẤU TẠO CỦA CON NGƯỜI (2) Chúng ta sống trong đại dương của các trường liên kết, xuyên thấu nhau, và độc lập. Một cái nhìn tổng thể về cấu tạo của con người tiết lộ cho chúng ta biết rằng chúng ta có nhiều bề đo, nhiều mức năng lượng khác nhau. fig3-4 Bao quanh thể xác chúng ta là trường năng lượng mà chúng ta gọi là trường năng lượng dĩ thái; nó là bản thiết kế theo đó thể xác chúng ta được tạo ra. Ngoài thể dĩ thái chúng ta có trường năng lượng cảm xúc, nơi mà chúng ta tạo ra các xúc cảm của chúng ta—từ những xúc cảm độc hại nhất đến những xúc cảm cao thượng nhất. Ngoài trường xúc cảm ta có trường trí tuệ, là nơi mà chúng tạo ra tư tưởng và cũng là nơi mà các tư tưởng trú ngụ—cái trí khác với bộ óc. Bộ óc thuần túy là một khí cụ để cho thể trí sử dụng, giống như một máy tính. Ngoài ba trường cấu thành phàm ngã hay cái ngã thấp của chúng ta, còn có những trường năng lượng tần số cao hơn; chúng tạo thành thượng ngã (higher self)—hay là linh hồn, và tinh thần của chúng ta—những trường này tạo thành cái ngã thiêng liêng của chúng ta. fig3-1 Chúng ta có ba thành phần chính trong cấu tạo của chúng ta: Chân thần, Linh hồn, và Phàm ngã. Chân thần là Tinh hoa Sự sống (Life Essence), bản thể chính yếu của chúng ta. Nó sử dụng Linh hồn như là khí cụ thể hiện. Đến phiên mình Linh hồn sử dụng Phàm ngã làm khí cụ biểu lộ. Phàm ngã được tạo thành bởi vật chất ở mức độ thấp hơn—bao gồm hạ trí, cảm xúc, và dĩ thái/hồng trần. Mỗi chúng ta là một Chân Thần sử dụng Linh hồn để hiển lộ sự hiện tồn (being-ness) của mình. Linh hồn là tác nhân trung gian (mediator) tự biểu lộ trong ba cõi—cõi trí, cõi xúc cảm, và cõi trần. Một cách nhìn khác là xem chúng ta là một Bộ Ba (Trinity) bao gồm: cái Tinh hoa thực của chúng ta là Chân thần (hay chính là Tinh thần của chúng ta) đang phát triển ngã thức (self-consciousness) thông qua Linh hồn, và biểu hiện tâm thức của Linh hồn trong ba cõi của Phàm ngã—cõi trí, cõi xúc cảm và cõi trần. Ba trường này—Phàm ngã, Linh hồn, và Tinh thần rung động ở những tần số riêng của mình. Việc nâng phẩm chất của tâm thức chúng ta lên và do đó nâng phẩm chất của đời sống chúng ta có liên quan đến việc làm hoà hợp các tần số của các trường năng lượng khác nhau. Câu nói “Hãy tự biết mình” có ý nghĩa nhiều hơn việc biết cách thức chúng ta hành động, cảm xúc, hay suy nghĩ. Nó có nghĩa biết chúng ta LÀ AI. Chúng ta là cái gì đó khác hơn thể xác, cảm xúc và trí tuệ của chúng ta. Mục tiêu của chúng ta là hoàn thành tiềm năng cao cả nhất của chúng ta như là Những Linh hồn, những thực thể thiêng liêng. Chúng ta đi từ trạng thái đang trở thành Linh hồn đến trạng thài là những Linh hồn.

Phàm ngã (The Personality)

Phàm ngã (personality) là thành phần của chúng ta mà mọi người thấy và là cái “tôi” mà chúng ta thường đồng hoá. Từ Personality có ngữ nguyên từ tiếng ‘persona’ trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là mặt nạ, do đó nó thật sự là cái mặt tiền che dấu cái ngã thật bên trong chúng ta, và kích khởi cái vỏ bề ngoài trong mọi cơ hội có thể. Phàm ngã có thể suy nghĩ, cảm xúc, và hành động cùng lúc. Vai trò của nó là cái điều phối và gắn kết ba thành phần này (tư tưởng, cảm xúc, và hành động) Kinh nghiệm làm cho phàm ngã mạnh hơn, làm nó trở nên độc nhất, tách biệt và phát triển khả năng trong ba thể. Bản thân Phàm ngã lớn hơn tổng cộng của ba thành phần của nó. Nhớ cái “tôi” bên trong chúng ta, phàm ngã trở thành cách mà mà chúng ta thể hiện “cái tôi” của mình; do đó chúng ta đầu tư vào cách chúng ta suy nghĩ, chúng ta nghĩ về điều gì, cách chúng ta cảm xúc, cách mà chúng ta hành động và những gì chúng ta làm. Chính qua phàm ngã mà những thiên hướng sơ khởi của chúng ta được thiết lập. Như là phàm ngã, mỗi chúng ta đều duy nhất, tách biệt, thuộc về một loại nào đó. Sự phân biệt cá thể này xác định: 1. Cách mà chúng ta sống (ví dụ mạnh mẽ, rộng rãi, bận rộn, tạo ấn tượng, có trật tự, say đắm, hay bảo thủ …). 2. Cách mà chúng ta ứng xử đối với cuộc đời chúng ta, các tình huống và hoàn cảnh (ví dụ tháo vát, có trách nhiệm, lo sợ, hiệu quả…) 3. Tư thế của chúng ta trong gia đình, nơi làm việc, hoặc đối với bản thân chúng ta (ví dụ hách dịch, yếu đuối, cộng tác…) 4. Chúng ta hiệu quả hay không hiệu quả trong những phuong diện nào (ví dụ, một số người là những nhà lãnh đạo tốt, một số khác là những người chấp hành tốt; một số là những nhà tổ chức tốt, một số rất kém về tổ chức nhưng là những nhà tư duy hay hoạch định tốt…) Phàm ngã lựa chọn trang phục cho xác thân, bị kích động hay buồn rầu, có tình cảm với ai đó, tư duy, và có thể làm những việc này đồng thời. Phàm ngã là sự thể hiện hàng ngày của cái “ta là ai” trong thế giới này. Phàm ngã thường có tính ích kỷ, ngay cả khi đang làm điều gì đó cho ai khác luôn luôn có cái tôi trong đó: “Người ta sẽ nghĩ những gì?” “Tôi làm điều này có đúng không?” “Tôi hi vọng mọi người thích điều này.” “Tôi sẽ thu nhặt được cái gì?” v.v… Phàm ngã phát triển tính hiệu quả suốt một kiếp sống; nó trưởng thành. Nó học hỏi xuyên qua những sự kiện trong đời sống, những tình huống và các điều kiện của môi trường sống trên trần gian, những trạng thái tình cảm, và những quyết định đã làm. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm rằng chúng ta biết đến một người thông qua tính chất và phẩm chất của họ, và dựa vào những năng khiếu hoặc phẩm tính đó. Đây là một cách để nhận biết và công nhận một phàm ngã. Những người khác dựa vào các kỹ năng của người đó; cũng tương đương như thế tất cả chúng ta đều biết đến những yếu kém của người đó. Khi phàm ngã học hỏi nó phát triển để hiệu quả và đáng tin cậy hơn trên cõi trần. Một ý thức về quyền lực tác động lên môi trường xung quanh và những người khác. Nó cũng tạo ra một ý thức về sức mạnh cá nhân. Một trong những thách thức ở đây là sự tiện nghi đặc biệt khi chúng ta cảm thấy tốt hoặc mạnh về một kỹ năng, một phẩm tính, hoặc một năng lực mà có thể chúng ta không muốn thay đổi. Điều này tạo ra những khu vực tiện nghi, những vết mòn thay vì sự sáng tạo, cùng với sự trì trệ. Một phàm ngã gắn kết là kết quả của một loạt các sự gắn kết của các thể xác, thể tình cảm, và thể trí, khiến cho một người trở thành một đơn vị hoạt động thống nhất gọi là phàm ngã. Phàm ngã—Động lực tích cực Phàm ngã là phương tiện chính yếu của sự:

  • Biểu lộ linh hồn bên trong ba cõi tiến hoá của nhân loại, nghĩa là cõi trần, cõi cảm dục, và cõi trí.
  • Gắn kết và phối hợp các thể trí, tình cảm, và thể xác.
  • Thiết lập bản chất cá nhân.
  • Thiết lập sự độc lập chân thật và tách biệt với đám đông.
  • Thiết lập thiên hướng sơ khởi.

Phàm ngã—Động lực tiêu cực Phàm ngã là phương tiện chính yếu của sự: cản trở linh hồn lãng tránh hay không đáp ứng lại “tiếng gọi trên cao” hạn chế sự mở rộng hay từ chối tăng trưởng biểu hiện tính ích kỷ và chia rẻ tập trung vào mình và quan tâm đến mình Linh hồn (Soul): Linh hồn là nguồn gốc của: thiên hướng thật sự lòng nhân ái và vô kỷ lương tâm thực sự hoạt động vui thú nhất ý thức lớn nhất về ý nghĩa ý thức về thiêng liêng Mỗi người một linh hồn và một phàm ngã. Cả hai được cảm nghiệm như đối nghịch nhau, hoặc như là mối mâu thuẩn (duality) cơ bản của chúng ta, nhưng mục tiêu của chúng là tiến đến nhau và thể hiện trong sự duy nhất. Chúng ta trải nghiệm trận chiến bên trong ta khi phàm ngã và linh hồn chẳng những muốn hợp tác mà còn tạo ra tổng thể còn lớn lao hơn là sự cộng lại của hai thành phần này. Cuộc chiến này tiếp diễn mọi lúc! Nó thể hiện lúc chúng ta biết một điều nào đó đúng hoặc tốt hơn cho chúng ta hay cho những người khác, thế mà chúng ta lại làm khác đi. Nó thể hiện khi chúng ta nghe từ “nên.” Thường thì “nên” là khi phàm ngã nguỵ trang là người có thẩm quyền, thế nhưng những tuyên bố “nên” thường không tự nâng cao quyền lực mà là tự chuốc lấy thất bại. Linh hồn không làm việc theo cách này bởi vì linh hồn là minh triết, từ ái, và luôn luôn thấy toàn cảnh của nguyên nhân và hậu quả. Đối với linh hồn tất cả đều có mục đích. Như thế, đồng thời phàm ngã được tăng trưởng trong thẩm quyền riêng của nó và linh hồn được ban cho biểu hiện đầy đủ hơn thông qua khí cụ đang phát triển này. Tuy nhiên, bởi vì phàm ngã tập trung ra bên ngoài và nhu cầu của việc tự thừa nhận của nó, phàm ngã thường quá bận rộn với những ham muốn của mình hoặc nhu cầu tiêng để ghi nhận linh hồn. Linh hồn rất kiên nhẫn; nó có thể chờ đợi cả kiếp sống. Tuy nhiên, ở một thời điểm nào đó, ngay trong lúc phàm ngã đang làm việc của riêng của nó, linh hồn hiện đến trong cuộc sống. Điều này thường được kinh nghiệm dưới hình thức của cuộc khủng hoảng hoặc một cơ hội triệt để bất chợt, vốn là một cuộc khủng hoảng của sự thay đổi cho chính nó. Những cuộc khủng hoảng trong cuộc sống này thường có vẻ khá tàn nhẫn, nhưng nếu do linh hồn tạo ra, chúng có mục đích sâu xa. Chúng nhằm ngăn chặn các hành động của phàm ngã để tái định hướng Phàm ngã. Nếu chúng ta có thể nhớ điều này khi gặp khó khăn gian khổ, bi kịch, hoặc các khủng hoảng trong cuộc sống nó sẽ giúp chúng ta vượt qua thử thách, và biết rằng điều này cũng sẽ qua đi; và khi đó có chúng ta sẽ sống trong sự hiểu biết lớn lao hơn. Phát triển các mối quan hệ (Expansion of Relatedness) Càng tiếp xúc với linh hồn, chúng ta càng hiểu biết sự liên hệ của chúng ta với: gia đình và bè bạn xã hội và cộng sự các nhóm có quan hệ nhóm linh hồn của chúng ta. fig3-2b

Linh hồn (The Soul)

Tinh thần hoặc khía cạnh Cha cùng với Vật chất/Trí tuệ hoặc các khía cạnh Mẹ tạo ra nguyên lý giữa gọi là Con, là Linh hồn hay Tâm thức. Chúng ta, là con người, bao gồm một phàm ngã, là cái quen thuộc nhất với chúng ta, và chúng ta cố gắng để hoà nhập linh hồn càng nhiều càng tốt vào con người chúng ta. Điều này được thực hiện thông qua một số cách như xây dựng tính tốt cho phàm ngã, sống một cách đúng đắn với ý thức càng nhiều càng tốt, và sự thiền định. Linh hồn tạo ra các bản thiết kế cho cuộc đời chúng ta và vận dụng sức mạnh, tình thương và sự minh triết để thể hiện nó. Như là những thực thể có ý thức nó sau đó trở thành cốt lõi của hệ thống năng lượng của con người. Sự tăng trưởng tâm linh-tinh thần không thể xảy ra nếu không có linh hồn, bởi vì linh hồn hàn gắn, gắn kết, và chuyển hoá. Một khi chúng ta chuyển hoá phàm ngã của chúng ta để trở thành một công cụ phù hợp, linh hồn sử dụng nó để thực hiện Mục đích của nó. Hoàn thành mục đích của Linh hồn khi đó trở thành mong muốn thật sự trong trái tim của ta. Khi chúng ta tiến hoá chúng ta trải nghiệm ảnh hưởng của linh hồn nhiều hơn cho tới khi cuối cùng chúng ta trở thành hoà nhập với linh hồn. Trong hình thức tinh khiết nhất, sống hợp nhất với linh hồn có nghĩa là trải nghiệm sự phong phú, hạnh phúc, mỹ lệ và chân lý. Tất cả linh hồn đều tạo ra (create) và sáng tạo (creative). Tất cả linh hồn đều từ ái. Lòng từ ái đó thể hiện ra sao, qua việc phụng sự hoặc nỗ lực sáng tạo nào là chuyện riêng tư. Tất cả linh hồn đều có quyền năng. Quyền năng của linh hồn là sự Hiện Diện (Presence) và cái đang Hiện diện. Sự Hiện Diện này cho ta cảm giác hoặc sự hiểu biết về Hiện tại, Chân lý, và biết rằng tất cả hình hài sắc tướng đều vô thường. Điều này cho phép ta hoàn toàn sáng tạo và buông xả. (The power of the soul is Presence and what is in the Present. This presence gives a feeling or understanding of the Now, the Real, and how impermanent all forms are. This allows for total creativity and non-attachment.) Tình thương của linh hồn vô điều kiện, không phán xét hoặc chỉ trích. Nó kiên định, ổn định, và không dựa vào những tình huống hay hoàn cảnh. Nó cung cấp sức mạnh và lòng can đảm. Tình thương của linh hồn lan tỏa và được thể hiện thông qua trái tim. Sự thôi thúc của linh hồn là để phụng sự. Con người bị thúc dục để phụng sự và nâng cao tinh thần nhân loại tùy theo khả năng. Thường thường linh hồn được so sánh với ánh sáng. Ánh sáng soi sáng và thông qua sự soi sáng đó mà tất cả có thể được nhìn thấy. Linh hồn là ánh sáng của cuộc sống và do đó khiến cuộc sống nhẹ nhàng – không nặng nề. Khi linh hồn tích cực trong cuộc sống chúng ta, chúng ta cảm thấy yên bình, hoặc trong dòng chảy của cuộc sống. Linh hồn có nghĩa là Từ bi. Tình thương của linh hồn bao la, mở rộng, bao gồm tất cả. Sự biểu hiện của phẩm chất của linh hồn là niềm hạnh phúc tột độ và trở thành nguồn gốc của "ham muốn trong trái tim" của con người. Điều đó thoả mãn chúng ta và đồng thời mang tính vô ngã. Một khi tâm thức hay nhận thức được khơi dậy, nó thấy, nó nghe, và mời gọi nhiều hơn nữa mọi lúc. Nhận thức đòi hỏi nhận thức nhiều hơn. Nó muốn làm cho mọi thứ đơn giản và rõ ràng. Tâm thức, linh hồn, mang đến minh triết và sống minh triết. Linh hồn là tinh hoa, là người hướng dẫn chân thật của con người và là ý thức của sự thiêng liêng.

  Sự Phát Triển Tinh Thần  
Phàm ngã rối loạn Dysfunctional Personality Ích kỷ Độc ác Không ổn định
  • Đáp ứng bản năng cho những ham muốn thấp kém
Phàm ngã gắn kết (integrated personality) Sáng tạo Hiệu quả Thành công
  • Chấp nhận mù quáng ý tưởng của đám đông
Phàm ngã được Linh hồn ảnh hưởng Trận chiến bên trong “Đêm Tối của Linh hồn”
  • Tự quyết và tự yêu thương
Phàm ngã hoà nhập với Linh hồn Thể hiện đầy đủ phẩm chất của Linh hồn qua Phàm ngã Cuộc sống thể hiện Linh hồn
  • Chưa bị kiểm soát bợi linh hồn.

BÀI THAM THIỀN SỐ 2 “TÔI LÀ CHÂN NGÃ THIÊNG LIÊNG” KỸ NĂNG CẦN PHẢI HỌC- KHẢ NĂNG CHỈNH HỢP GIỮA PHÀM NGÃ VÀ LINH HỒN Chức năng thiêng liêng cơ bản của con người là gắn kết các thể của phàm ngã—thể xác, thể cảm xúc và thể trí—thành một phàm ngã mạnh mẽ và có ảnh hưởng. Đây là bước sơ khởi của công việc cao siêu hơn là chỉnh hợp tâm thức của phàm ngã với tâm thức của linh hồn. Khi chúng ta kiên trì thực tập tham thiền huyền linh, dần dần chúng ta sẽ đạt được các sự chỉnh hợp và gắn kết thấp và cao này. Khi thực hiện thành công thì thể trí và toàn thể bản thể của ta dần được soi sang bởi ánh sang và tình thương của linh hồn, cuối cùng dẫn đến sự khai ngộ (illumination)—khi đó tình thương và minh triết của linh hồn sẽ ngập tràn lên toàn thể phàm ngã.

Hiểu biết Lời Đại Khấn Nguyện

Chân Sư DK bảo chúng ta rằng: Những gì tôi đang nói với bạn không những chỉ liên quan tới việc sử dụng lời Đại Khấn Nguyện, mà còn liên quan tới việc sử dụng thường xuyên và hằng ngày Linh Từ (Sacred Word) của các đạo sinh huyền môn và những người mộ đạo (aspirants) trong việc tham thiền hằng ngày của họ. Họ có thể thay đổi đời sống của họ, tái định hướng mục đích và trọng tâm cuộc sống của họ và đạt được sự phát triển và mở rộng về mặt tâm linh nếu họ có thể dùng thánh ngữ O.M. theo cách mà nó nên được dùng. Nếu được hàng trăm ngàn người dùng đúng như họ đã thử sử dụng, thì Đại Khấn Nguyện có thể tái định hướng tâm thức của nhân loại, làm ổn định con người vào bản thể tâm linh của y, phá huỷ và tái tạo hình tư tưởng hành tinh mà con người đã tạo ra trong quá khứ, vốn đã (và đang) gây các kết quả thảm khốc và tai hại như thế, và mở ra cánh cửa vào Kỷ Nguyên Mới, như vậy khởi đầu cho nền văn minh mới và hoàn thiện hơn. Điều này có thể được làm một cách nhanh chóng đến nỗi các thay đổi cần thiết có thể xảy ra hầu như một sớm một chiều.[8]

Từ vựng

Ý chí Thiêng liêng - (Divine Will): Mục đích (purpose) và ý chí (will) là những quan năng thúc đẩy con người hành động. Khi chúng ta càng biểu lộ linh hồn của chúng ta thì chúng ta càng hiểu biết và hành động với những động cơ vô kỷ và làm việc hoà nhịp với Thiên Ý (Divine Will) bằng những hành động thiện chí. Tình thương thiêng liêng (Divine Love): Tình thương là nguyên lý tiềm ẩn của Đấng Thượng Đế Duy Nhất, và là mãnh lực gắn kết, kết hợp tất cả vạn vật lớn và nhỏ. Nó có tính hấp dẫn và từ tính (magnetic), chảy từ vũ trụ, qua các chòm sao và thái dương hệ của chúng ta, vá cuối cùng đến nhân loại. Trí tuệ thiêng liêng (Divine Intelligence): Ánh sáng là tri thức; khi chúng ta thỉnh nguyện Trí tuệ thiêng liêng, chúng ta đang cầu xin được soi sáng bằng loại tri thức và minh triết mà chỉ có Chân Ngã của chúng ta biết và hiểu.

BÀI THAM THIỀN SỐ 2:

CHỦ ĐỀ - "TÔI LÀ CHÂN NGÃ THIÊNG LIÊNG"

Mantram “Tôi là Chân Ngã Thiêng liêng” dùng để điều chỉnh những nhận thức sai lầm của chúng ta rằng chúng ta chỉ là những con người hữu sinh hữu diệt bị khoá chặt vào thế giới vật chất, giúp chúng ta tái đồng hoá với Chân Ngã thiêng liêng của chúng ta. Nó tạo ra sự tái hoà nhịp giữa tâm thức phàm ngã với linh hồn và với Chân Thần. Đây thực sự là một mantram đẹp và có tác động nâng chúng ta lên cao. Lời Đại Khấn Nguyện cũng đã được thêm vào: đây là một mantram hay một bài cầu nguyện thế giới cầu xin ánh sáng, tình thương, và quyền năng tinh thần. Nó cũng đề cập đến “Thiên Cơ của Tình Thương và Ánh sáng”; nói một cách đơn giản, định mệnh thiêng liêng của con người là thể hiện và diễn tả tình thương và ánh sáng (minh triết) đại đồng. Tất cả những tôn giáo chính đều nhìn nhận điều này, và việc xướng tụng lời Đại Khấn Nguyện xác nhận điều đó. Mặc dù mantram sử dụng từ “Thượng đế” và “đức Christ”, mantram này không thuộc về Thiên Chúa Giáo hay độc quyền của một tôn giáo hay một nhóm đặc biệt nào đó. Những từ này biểu tượng cho những ý niệm quen thuộc đối với những người Tây Phương, do đó chúng đã được sử dụng. Nhưng thật không may mắn khi do những áp chế trong tôn giáo, các từ này không thu hút được đối với một số người. Nếu bạn có những phản ứng như thế, bạn có làm theo một trong hai cách sau: hoặc là bạn hãy bỏ qua hình thức và liên kết mantram với những phẩm chất thiêng liêng và Thực Tại đằng sau từ ngữ; hoặc là bạn thay những từ đó với những từ tương đương mà bạn cảm thấy thoải mái. Ví dụ: Thượng đế thay bằng các từ như Sự Sống Đại đồng, Cái Toàn thể, Linh Hồn Duy Nhất, Phật Tính; còn đức Christ đơn giản thay bằng từ Tình Thương. Chỉnh hợp (Alignment) (Kỹ năng tham thiền của tháng này là sự chỉnh hợp hay hoà nhịp có ý thức giữa phàm ngã với linh hồn. Bài tập hoà nhịp đơn giản mà chúng ta sử dụng ở mỗi buổi tham thiền là bước đầu tiên trong tiến trình quan trọng này). 1. Thư giản thể xác của bạn. 2. Điều hoà các mối cảm xúc. 3. Tịnh tâm và tập trung tâm trí. Hướng trí của bạn vào bên trong và hướng lên về nguồn cội của tâm thức cao cả mà ta gọi là “linh hồn”. (Bạn hãy tưởng tượng linh hồn của bạn là một đấng thiên thần chói rạng, hoặc có lẽ giống như một quả cầu năng lượng chói sáng giống mặt trời bao trùm xung quanh bạn. Tâm của quả cầu năng lượng chói sáng đó ở trên đầu bạn một chút.) 4. Chỉnh hợp với linh hồn của bạn: (Tưởng tượng một đường ánh sáng màu vàng kim hay trắng nối bạn với linh hồn của bạn; kế đến hãy hình dung ánh sáng và tình thương của linh hồn bạn tuôn tràn xuống vào ba thể của bạn: xác thân, tình cảm, và trí tuệ.) 5. Xướng linh tự OM Bài tập Phân Tách - Dissociation Exercise (Bài tập này là một bước nữa trong tiến trình chỉnh hợp giữa phàm ngã và linh hồn, nó phụ thuộc vào việc học viên thực hiện việc đồng hóa chặt chẽ hơn với linh hồn của mình). Khẳng định và nhận thức thầm trong trí: 1. Tôi có một thể xác, nhưng tôi không phải thể xác đó. Tôi là linh hồn. (“hướng mắt” về linh hồn). 2. Tôi có các xúc cảm, nhưng tôi không phải là các xúc cảm. Tôi là linh hồn. 3. Tôi có trí tuệ và tư tưởng, nhưng tôi không phải cái trí. Tôi là linh hồn. Tham thiền (Meditation) Trong mỗi buổi tham thiền, bạn xướng đọc mantram sau đây. Bạn xướng đọc cả bài, xong cố cảm nhận ý nghĩa của từng chữ trong tâm bạn. Kế đến, chọn một dòng làm đề tài tham thiền trong ngày (seed thought), bắt đầu từ dòng đầu tiên cho đến dòng cuối cùng. Hãy đảm bảo rằng vào cuối tháng bạn đã làm việc với toàn bộ mantram. Khi bạn quán tưởng tham thiền lên mỗi dòng, hãy cố thấy rằng chính bạn về mặt thiêng liêng là linh hồn, là ánh sáng; và cảm nhận hiệu quả mở rộng trong tâm của bạn. Tôi là Chân Ngã Thiêng Liêng. (Tưởng tượng linh hồn) Bất tử. Vĩnh Cửu. Chói rạng với Ánh sáng Thiêng Liêng. Tôi là Chân Ngã của Ánh sáng, Chân Ngã là tôi. Chân Ngã trong tôi là một với Chân Ngã trong tất cả. Tôi là Chân Ngã trong tất cả; Chân Ngã đó là tôi. Giai đoạn chuyển tiếp nhận thức vào thể thấp - Lower Interlude 1. Với sự xác quyết, chấm dứt công việc bạn đã làm và tái tập trung vào: a. Thể trí, rồi, b. Thể tình cảm, rồi, c. Thể xác. Hãy để cho dòng năng lượng sinh ra trong buổi tham thiền mang lại hiệu quả tinh thần tốt lành lên mỗi thể của phàm ngã. 2. Điểm lại bất kỳ tư tưởng nào hoặc tri kiến nào đã nảy ra trong khi bạn quán tưởng về đề tài tham thiền. Ban rải (Distribution) Xướng lên lời Đại Khấn Nguyện, ban rải ánh sáng, tình thương, và quyền năng tinh thần của Thượng đế đến toàn thế giới. ĐẠI KHẤN NGUYỆN Từ nguồn Ánh sáng trong Trí Thượng Đế Cầu xin Ánh sáng tràn vào Trí Con người Cầu xin Ánh sáng giáng xuống trần gian Từ nguồn Tình thương trong Tâm Thượng đế Cầu xin Tình thương tràn vào Tâm Con người Cầu xin Đấng Christ trở lại trần gian Từ Trung tâm biết được Ý chí Thượng đế Cầu xin Thiên Ý dẫn dắt ý chí nhỏ bé của Con người Thiên Ý mà các Chân sư đều biết và phụng sự Từ trung tâm mà chúng ta gọi là Loài người Câu xin Thiên Cơ, Tình thương và Ánh sáng được thực thi Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác Cầu xin Ánh sáng, Tình thương và Quyền năng phục hồi Thiên cơ trên Trần gian OM OM OM Sự suy nghĩ cân nhắc hàng ngày (Daily deliberation) Trong ngày cố gắng giữ yên tĩnh và xem xét thận trọng. Xem xét các tư tưởng phát sinh trong khi tham thiền và tìm hiểu quan hệ của chúng với kinh nghiệm đời sống hàng ngày của bạn. Những lúc căng thẳng bạn thực hành Bài Tập Phân Tách (Dissociation Exercise), tái khẳng định bạn là linh hồn. Hãy nghĩ thường xuyên đến Chân Ngã, Ánh sáng và Sự Chói Rạng nội tại của bạn. Tham dự buổi Tham thiền trăng tròn hàng tháng - Monthly Full Moon Participation: Có những sự chỉnh hợp mạnh mẽ giữa Mặt trời, Mặt Trăng, và Trái đất trong thời điểm trăng tròn. Do đó chúng tôi khuyến khích bạn thực hiện bài tham thiền đặc biệt của mỗi tháng vào thời điềm đó. Bạn có thể download các bài tham thiền trên từ homeroom của Khóa học Meditation Quest, hay tham dự buổi tham thiền do Giáo Sư Michael Robbins thực hiện mỗi tháng vào thời điểm trăng tròn.

Bài báo cáo Tham thiền số 2

Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau đây trong báo cáo tham thiền của bạn. (Bạn lưu ý: hãy trả lời “ngắn gọn nhưng đầy đủ”, và post vào website Morya Federation trong vòng ba ngày say ngày trăng tròn. 1. Đề tài tham thiền của tháng này là gì? 2. Bạn gặt hái những tri kiến nào trong khi tham thiền? Bạn có thấy rằng Các Bài Tập Chỉnh hợp và Phân tách hữu ích cho bạn trong việc tạo ra sự chỉnh hợp hay hòa nhịp chặt chẽ hơn với linh hồn của bạn? 3 Bài Tham Thiền lúc Trăng Tròn: Bạn có thực hiện bài tham thiền này không? Nếu có, bạn hãy chia sẻ những tri kiến hay tư tưởng bạn có được trong lúc tham thiền. 4.  Phẩm chất tổng quát của việc tham thiền của bạn trong tháng này ra sao? Bạn có thực hiện tham thiền đều đặn hay không? Bạn có thấy khó khăn gì trong khi tham thiền không? Nếu có, hãy giải thích. Bạn có câu hỏi nào hay không? Nghiên cứu Trả lời ít nhất một trong các câu hỏi sau đây. Đương nhiên là bạn có thể chọn trả lời nhiều hơn một câu hỏi.

  1. Mô tả ba phương diện của Thượng đế trong Bài Đại Khấn Nguyện.
  2. “Cửa vào nẻo ác” (“Door where Evil Dwells”) là gì và ai đóng lại của đó?
  3. Diễn tả các động lực (dynamics) của phàm ngã và linh hồn.

Mẫu báo cáo tham thiền cho bài #1

BÁO CÁO THAM THIỀN KHOÁ THIỀN CƠ BẢN #1 (VÍ DỤ) Tên: Julie Smith Ngày: 30 thang 2 năm 2014 1. Đề tài tham thiền của tháng này là gì? Thực tập tham thiền và Bài cầu nguyện của Thánh St. Francis. 2. Bạn gặt hái những tri kiến nào trong khi tham thiền? Tôi thấy rằng bài cầu nguyện của Thánh St. Francis tạo nhiều húng khởi, nhất là khi tôi đang trải qua thời kỳ khó khăn …(v.v…) 3. Were there any particular limitations and virtues that stood out for you personally? Please explain. Yes, for me the opposites of hatred and love stood out, because (etc) ........... 4 Bài Tham Thiền lúc Trăng Tròn: Bạn có thực hiện bài tham thiền này không? Nếu có, bạn hãy chia sẻ những tri kiến hay tư tưởng bạn có được trong lúc tham thiền Có, Tôi có tham dự buổi Tham thiền Trăng tròn tháng này và thấy rằng nó khiến tôi tiếp xúc với các năng lượng sẵn có của các chòm sao vòng Hoàng đạo. 5.  Phẩm chất tổng quát của việc tham thiền của bạn trong tháng này ra sao? Bạn có thực hiện tham thiền đều đặn hay không? Bạn có thấy khó khăn gì trong khi tham thiền không? Nếu có, hãy giải thích. Bạn có câu hỏi nào hay không? Tôi tập trung dễ hơn trước. Tôi kiểm soát trí tôi chặt chẽ hơn. Nghiên cứu: 6. Tại sao sự chỉnh hợp hay hòa nhịp lại quan trọng trong tham thiền, và những yếu tố nào được hòa nhịp? Bởi vì …. [và những câu hỏi khác]

  1. Hình ảnh nghệ thuật được thiết kể bởi Jocelyne Traub
  2. Chúng tôi khuyến khích bạn tìm hiểu các bản dịch khác nhau của Đại Khấn Nguyện có sẵn trên trang web của Lucis Trust tại http://www.lucistrust.org/en/content/view/full/3781.
  3. Hình ảnh Vòng tròn tôn giáo từ nguồn Wikipedia và được biên tập thêm bởi Niusereset
  4. Hình ảnh từ PowerPoint ClipArt
  5. Hình ảnh of an Old-fashioned Doorway, từ Royalty Free Pictures, Images and Stock Photography.
  6. Hình ảnh được tạo bởi PowerPoint graphics and clip art.
  7. Hình ảnh từ PowerPoint ClipArt
  8. . Alice Bailey, Externalisation of the Hierarchy, p146