QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Đấng Thái Dương Thiên Thần-MQ

MQ-7: CÁC QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO - Đoạn 2 Mục Lục BÀI THAM THIỀN 7: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU #1 3 ĐẤNG THÁI DƯƠNG THIÊN THẦN 4 Sự Hy sinh của các Đấng Thái dương Thiên Thần 6 Mối liên hệ giữa Đấng Thái dương Thiên Thần và Phàm ngã: 8 TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2. GIAI ĐOẠN ĐỆ TỬ 11 Thế nào là Người Đệ tử? 11 Sơ đồ: Những khác biệt giữa Con Đường Dự bị và Con Đường Đệ tử. 12 BÀI THAM THIỀN 7 15 QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO (2) 15 KỸ NĂNG HỌC TẬP - KHẢ NĂNG ĐI VÀO TÂM THỨC CỦA LINH HỒN 16 Ngữ giải 16 CHỦ ĐỀ THAM THIỀN – “QUI TẮC CỦA ĐƯỜNG ĐẠO, ĐOẠN 2" 17 Các Qui luật của Đường Đạo và Florence Nightingale (2) 17 Phúc trình Tham thiền #7 22 Chúng ta tiếp tục cuộc hành trình của CÁC QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO, đoạn 2 bắt đầu với dòng chữ: "Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày...."minh bạch " là một nguyên tắc quan trọng. "Chấp nhận" cũng thế .. chúng ta được dạy rằng không có "lùi bước, bài bác lẫn nhau". Kỹ năng cần học – Đi vào tâm thức Linh hồn (2) Phần nghiên cứu tập trung vào khả năng của học viên để đi vào tâm thức của linh hồn ý thức. Có hai bài nghiên cứu – Thái dương Thiên Thần và Con Đường Đệ tử.   BÀI THAM THIỀN 7: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU #1 ĐẤNG THÁI DƯƠNG THIÊN THẦN Các bài học trước đây của Khóa Thiền bắt đầu tìm hiều về Linh hồn và Đường Đạo. Có thể bạn thấy hữu ích khi ôn lại các bài đó trước khi đọc tài liệu này. Cụ thể là xem: Bài Tham thiền 6 – Tâm thức Phàm ngã và Tâm thức Linh hồn, Bài Tham thiền 6 – Sự Cấu tạo của Con người. ĐẤNG THÁI DƯƠNG THIÊN THẦN Trong tài liệu này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về phương diện linh hồn và về mối liên hệ giữa linh hồn và phàm ngã. Chúng ta cũng sẽ xem xét trung tâm năng lượng và tâm thức trong Cầu trúc của Con người trên cõi thượng trí, được gọi là “Linh hồn”. Cho đến nay trong các bài nghiên cứu của bạn đã có mô tả Linh hồn như sau: Linh hồn của chúng ta được gọi với nhiều danh hiệu khác nhau, gồm cả “Thể Nguyên nhân” và “Hoa sen Chân ngã”. Thực ra, thể nguyên nhân và hoa sen chân ngã là các phương tiện của trung tâm năng lượng và tâm thức mà chúng ta gọi là “Linh hồn”. Linh hồn là Chân ngã của chúng ta (dù không phải là Chân ngã Cao siêu nhất, tức là Chân thần) và mục tiêu của chúng ta là kết nối với Linh hồn qua tham thiền cũng như phụng sự vô kỷ cho người khác, để nhận thức được tiềm năng cao đẹp của mình với tư cách là con người. Linh hồn của chúng ta có từ lực và thu hút/ hấp dẫn phàm ngã của mình hướng thượng đến với các lĩnh vực tinh thần, rời xa thế giới vật chất. Với tính cách trung tâm ý thức cao siêu, Linh hồn giúp chúng ta cảm thức được sự liên quan, bao gồm, rộng mở và tự do. Linh hồn là trung tâm chói rạng, nâng cao phàm ngã và giúp chúng ta tiến bước trên hành trình tinh thần. Giờ đây chúng ta tìm hiểu thêm định nghĩa nói trên, bằng cách làm quen với khái niệm về “Đấng Thái dương Thiên Thần”. Như chúng ta đã biết trong bài nghiên cứu về cấu trúc của con người, chúng ta có thể nguyên nhân ở trên các cõi phụ cao của cõi trí, ở khoảng trung gian giữa phàm ngã và tam nguyên tinh thần. fig7-1 Dù đôi khi được gọi là Linh hồn, thực ra, thể nguyên nhân/hoa sen chân ngã chỉ là thể, hay hình thể mà linh hồn trú ngụ. Vậy ai là Linh hồn này đang trú ngụ trong thể nguyên nhân? Một mặt, đó là tâm thức của chân thần chúng ta phóng chiếu ‘xuống’ cõi thượng trí. Mặt khác, theo quan điểm nội môn hơn, thì đó là Đấng Thái dương Thiên Thần. Đấng Thái dương Thiên Thần là sinh linh cao cả đã kiến tạo thể nguyên nhân, và đã phóng chiếu một phần năng lượng và tâm thức của mình vào thể nguyên nhân. Đấng Thái dương Thiên Thần (một Sinh linh cao cả đã từng là con người trong một thái dương hệ trước) là một Thực thể có tâm thức thiêng liêng thấm nhuần tâm thức Chân ngã của chúng ta trên cõi thượng trí. Việc Đấng Thái dương Thiên Thần thấm nhuần tâm thức linh hồn của chúng ta giúp chúng ta trở nên toàn vẹn hơn bằng cách kết hợp các phương diện tinh thần và vật chất trong cấu trúc của mình. Câu nói sau đây cũng đúng với Đấng Thái dương Thiên Thần khi liên quan đến Chân ngã của con người: “Sau khi thấm nhuần toàn vũ trụ này với một phần của chính ta, ta vẫn tồn tại.” Đấng Thái dương Thiên Thần kiến tạo thể nguyên nhân bằng chất liệu thiêng liêng của chính Ngài và, sau khi kiến tạo xong, và phóng chiếu một dòng tâm thức của Ngài vào thể nguyên nhân đó, và thực sự ở trong thể nguyên nhân. Vì thế một phần hay một dòng sống của Đấng Thái dương Thiên Thần trú ngụ bên trong thể của tâm thức trên các cấp cao của cõi trí. Đấng Thái dương Thiên Thần thực sự dùng một phần nhỏ của mình để phú linh cho thể nguyên nhân. Sự hiện diện của Đấng Thái dương Thiên Thần nâng cao và làm tăng trưởng sự thông tuệ, tình thương và ý chí của con người, tiến hóa qua thể nguyên nhân hay là hoa sen chân ngã. Sự kết hợp này của Đấng Thái dương Thiên Thần sự hiện diện của Chân thần mỗi người với tính cách là lửa ở trung tâm của thể nguyên nhân, thường được gọi là “Linh hồn”. Đấng Thái dương Thiên Thần phát xuất từ Linh hồn và tâm của Đức Thái dương Thượng Đế chúng ta, (tức là sự sống với tính cách linh hồn của Mặt trời chúng ta) là Sinh linh Thái dương rực lửa cho chúng ta sự sống; vì thế mà gọi là Đấng Thái dương Thiên Thần. Dưới đây là quan niệm của một nhà khoa học về mô hình năng lượng của lửa thái dương: Description: Screen shot 2013-11-13 at 2.23.01 PM.png Đấng Thái dương Thiên Thần phát xuất từ Linh hồn và tâm của Đức Thái dương Thượng Đế chúng ta. Nói cách khác, Đấng Thái dương Thiên Thần là một vị thần chói rạng mang bản tính linh hồn của Đức Thái dương Thượng Đế vào sự sống của chúng ta qua sự phóng chiếu của Ngài hiện diện trong hoa sen chân ngã của chúng ta. Cũng có thể hiểu, khi chúng ta đạt được tâm thức của linh hồn, thì một phần tâm thức của Đấng Thái dương Thiên Thần trở thành tâm thức của chúng ta. Các vị Đấng Thái dương Thiên Thần đã “đưa” chính mình hay một phương diện của mình vào hệ thống năng lượng của chúng ta, nhờ đó chúng ta có thể thực sự ý thức được qua tâm thức của các Ngài. Dù Đấng Thái dương Thiên Thần chia sẻ tinh hoa của mình với con người, rốt cuộc Ngài sẽ quay về với nguồn cội của mình khi con người trở thành điểm đạo đồ đạt sự chỉnh hợp cùng sự hòa hợp cần thiết với Tinh thần hay là Chân thần của mình. Incarnation Bức tranh trên đây là miêu tả tưởng tượng của Francis Donald về Đấng Thái dương Thiên Thần. Vẻ đẹp huy hoàng của Đấng Thái dương Thiên Thần không thể được mô tả đúng khi dùng ngôn từ hữu hạn và cách trình bày nghệ thuật của chúng ta. Tuy nhiên, chúng tạo hứng khởi cho việc tưởng tượng sự mỹ lệ và quyền năng của Sinh linh cao cả này. Bức hình minh họa trình bày mối quan hệ mạnh mẽ giữa cá nhân ở bên dưới, Đấng Thái dương Thiên Thần ở giữa và điểm sáng cao nhất là Chân thần ở trên cùng. Những hình ảnh này thực sự gợi lên nguồn cảm hứng để chúng ta có thể cho trí tưởng tượng của mình bay cao. Chúng ta đã bàn luận rằng hiện có nhiều huyền giai trong môi trường sống của chúng ta. Chúng ta cũng đã mô tả Huyền giai Tinh thần đang trông nom nhân loại. Giờ đây chúng ta bàn đến một nhóm sinh linh khác thuộc về một huyền giai khác, là Giới Thiên thần. Các Thiên thần, Thiên thần cấp thứ năm, Đại Thiên thần, Thiên thần bảo vệ, Thiên thần trông nom thiên thể, Thiên thần tổng lãnh, Thiên thần hầu việc Chúa, Thiên thần có cánh và Thiên thần ba đôi cánh, v.v. là tất cả những loại Thiên thần trong huyền giai này. Không phải tất cả các thiên thần đều đã qua giới nhân loại trong những chu kỳ nhập thế trước đây: chỉ các Đấng Thái dương Thiên Thần đã là người. Sự Hy sinh của các Đấng Thái dương Thiên Thần Trong chu kỳ hiện nay của hành tinh này, các Đấng Thái dương Thiên Thần hy sinh rất nhiều để sống với nhân loại trong toàn thời gian nhân loại tiến hóa từ trình độ của người thú đến điểm đạo đồ. Trong tất cả các kiếp sống vừa kể, Đấng Thái dương Thiên Thần đã ở lại với chúng ta, trông nom và chờ đợi hết kiếp này đến kiếp khác cho đến khi chúng ta tỏ ra đã sẵn sàng để giao tiếp. Vào thời điểm các Đấng Thái dương Thiên Thần có liên hệ với nhân loại, bấy giờ chúng ta bị chi phối bởi bản năng thú tính và chưa có khả năng suy nghĩ với tính cách cá nhân. Thực ra, bấy giờ chúng ta là “người thú”. Món quà chúng ta nhận được từ các Đấng Thái dương Thiên Thần là ngã thức. Giáo huấn nội môn cho biết rằng các vị Đấng Thái dương Thiên Thần cao cả đã bắt đầu làm việc với loài thú trên Địa cầu chúng ta cách đây khoảng 21 triệu năm. Tiến trình mà các Ngài hiểu vào thời kỳ đó – gắn ngã thức hay “tia sáng trí tuệ” vào con người – được gọi là biệt lập ngã tính. Từ đó trở đi, mọi người (ngoại trừ một ít nhóm người nguyên thủy nhất) đều đã có ảnh hưởng của một vị Đấng Thái dương Thiên Thần. Mọi phương diện kinh nghiệm của linh hồn mà chúng ta mô tả trong bài nghiên cứu Tâm thức Linh hồn là sự thể nghiệm của chúng ta về năng lượng và tâm thức của Đấng Thái dương Thiên Thần – lúc đầu chỉ thấy thoáng qua bản tính của Đấng thiêng liêng này, nhưng ngày càng phát triển “sự viên mãn của linh hồn” khi chúng ta tiến bước trên Đường Tinh thần. Chúng ta tạo sự giao tiếp tốt đẹp hơn qua cầu nối mà chúng ta thiết lập từ phàm ngã đến hoa sen chân ngã, vốn là nơi có sự hiện diện của Đấng Thái dương Thiên Thần bên trong cơ cấu của chúng ta. Qua nỗ lực phối hợp của người đệ tử, “cầu nối” cao hơn (là antahkarana) được kiến tạo giữa hạ trí của mỗi người và Tam nguyên Tinh thần với sự hợp tác của Linh hồn. Trong suốt tiến trình này, Đấng Thái dương Thiên Thần giúp cho hoa sen chân ngã ngày càng chói rạng, xinh đẹp và sống động. (Hoa sen chân ngã là chủ đề của một tài liệu nghiên cứu trong Bài Tham thiền 8). Các Đấng Thái dương Thiên Thần được gọi là “Tâm Bác ái Rực lửa” và mang nguồn bác ái chói rạng của Đức Thái dương Thượng Đế đến với chúng ta. Các Ngài hòa mình vào trong “sự lạnh lùng” của cõi trí và từ đó kiểm soát sự khai mở tâm lý và tinh thần của chúng ta. Vì thế, các Đấng Thái dương Thiên Thần đi vào hệ thống năng lượng của nhân loại và trở nên thành phần của hệ thống này. Lúc đầu, thể của linh hồn còn ‘trống rỗng’ – không mang phẩm tính nào. Sự thông tuệ, tình thương và ý chí cao siêu của con người chưa hiện hữu như những khả năng trong thể nguyên nhân. Thế nhưng, qua nhiều kiếp sống, và với sự hướng dẫn của Đấng Thái dương Thiên Thần, con người khai mở các quyền năng của Chân thần còn tiềm ẩn nơi mình là thông tuệ, bác ái, minh triết và ý chí hy sinh, và hoa sen chân ngã cũng khai mở. Điểm trụ chính yếu của Đấng Thái dương Thiên Thần nơi mỗi người là thể nguyên nhân, dù cũng có điểm trụ khác trong nguyên tử trường tồn hạ trí và não bộ của người ấy. Qua hàng triệu năm, phàm ngã không hề biết sự hiện hữu của Đấng Thái dương Thiên Thần. Trong khi đó, vị Thần này chờ đợi sự trỗi dậy ý thức đầu tiên về phía phàm ngã, là khi phàm ngã đã đạt một mức độ tích hợp nhất định. Bấy giờ sự chú ý của Đấng Thái dương Thiên Thần được hướng đến phàm ngã, và bắt đầu tích cực tham gia vào sự phát triển tinh thần của phàm ngã. Đấng Thái dương Thiên Thần/ Linh hồn và phàm ngã cùng cộng tác, nhưng chính phàm ngã phải phát khởi sự cộng tác này. Đấng Thái dương Thiên Thần đáp ứng (trở thành một “Linh hồn chăm chú nhìn xuống”) khi phàm ngã cho thấy rằng nó sẵn sàng chuyển hướng từ cõi đời vật chất đến sự hiện diện cao cả và thế giới tinh thần của Đấng Thái dương Thiên Thần. Mọi phàm ngã đều có chủ đích biểu lộ Đấng Thái dương Thiên Thần, và do đó liên kết với mọi Đấng Thái dương Thiên Thần khác trong Vương quốc của Linh hồn. Thế nên, tất cả các phàm ngã đều liên kết không những với Đấng Thái dương Thiên Thần của mình, mà còn với tất cả các Đấng Thái dương Thiên Thần, theo lối rất tế vi. Mối liên hệ giữa Đấng Thái dương Thiên Thần và Phàm ngã: Cứu rỗi và Cộng tác Điều quan trọng cần lưu ý là công tác của Đấng Thái dương Thiên Thần, theo quan điểm của các Ngài, không chỉ nhằm trợ giúp sự tiến hóa của con người, mà còn lo cho sự tiến hóa của các sinh linh bé nhỏ hợp thành các thể phàm ngã của chúng ta – là các sinh linh trong thể dĩ thái, thể cảm dục và thể trí. Đấng Thái dương Thiên Thần là vị cứu rỗi những sinh linh nhỏ bé này. Thần nâng cao rung động của chúng, để chúng có thể nhận được và biểu lộ ánh sáng, tình thương và ý chí của Ngài. Cuối cùng, sự tiến hóa của các sinh linh nhỏ bé này được đẩy nhanh hơn nhờ được dùng để kiến tạo một thể cho Đấng Thái dương Thiên Thần sử dụng – tức là được dùng để tạo nên các thể của phàm ngã chúng ta. Chi tiết này về cấu trúc của phàm ngã cho thấy rõ ý nghĩa của câu nói: phàm ngã trở thành một khí cụ thích hợp cho sự biểu lộ của Linh hồn. Do đó, Chân linh cao cả là Đấng Thái dương Thiên Thần là vị cứu rỗi các sinh linh nhỏ bé. Ngài là nguồn lực nâng cao và rốt cuộc chuyển hóa chúng. Thực ra, Đấng Thái dương Thiên Thần là vị cứu chuộc các sinh linh nhỏ bé mà chúng ta gọi chung là phàm ngã của mình. Đây là lý do tại sao khái niệm linh hồn là phần trung tâm của tất cả các giáo huấn nội môn đích thực – Đó là nguồn tinh luyện, khai ngộ, và chuyển hóa phàm tính của chúng ta, khi chúng ta cố gắng tự nâng cao và đồng nhất với Chân ngã của mình, tức là vị Đấng Thái dương Thiên Thần thiêng liêng và cao cả này . Sự liên hệ giữa Ngài và phàm ngã lúc đầu không hề có hài hòa. Phàm ngã mạnh mẽ và bướng bỉnh từ chối cố gắng tiếp xúc với Đấng Thái dương Thiên Thần và “quay lưng”, nói theo lối tượng trưng. Sau giai đoạn này có sự giằng co trong đó mỗi bên lần lượt nắm quyền kiểm soát. Đây là thời gian có nhiều xung đột giữa hai bên, một thời gian khó khăn kéo dài qua nhiều kiếp sống. Cuối cùng phàm ngã trở nên sẵn sàng từ bỏ, nhường quyền của mình cho Đấng Thái dương Thiên Thần, tức là linh hồn. Theo thời gian, phàm ngã bắt đầu cộng tác với vị cứu chuộc mình và góp phần nâng cao những sinh linh nhỏ bé cấu tạo nên các thể của mình. Thế là chúng ta thận trọng cố gắng tinh luyện các thể của mình, để cho ánh sáng của Linh hồn chiếu rọi vào, và chuyển đổi tật xấu thành đức hạnh. Tất cả những cố gắng tinh thần này mà chúng ta thực hiện đều là hành động hợp tác với Đấng Thái dương Thiên Thần trong việc cứu rỗi các sinh linh nhỏ bé nói trên. Thời gian qua, khi chúng ta tiến bộ trên Đường Tinh thần, ánh sáng chói rạng của Đấng Thái dương Thiên Thần làm mờ đi ánh sáng của các sinh linh nhỏ bé trong phàm ngã, còn gọi là “ánh sáng trăng”. Qua sự tiếp xúc này, lửa của các sinh linh nhỏ bé bắt đầu tàn lụi và quyền lực của chúng bắt đầu giảm dần. Đây là thời gian mà phàm ngã bắt đầu tuân phục Đấng Thái dương Thiên Thần/ Linh hồn, khi nó chấp nhận sự thống trị của linh hồn và từ bỏ ý chí nhỏ bé của mình nhường cho ý chí cao cả hơn của Thần. Khi phàm ngã đạt đến trình độ phát triển này, Thần soi sáng thể trí, khiến thể cảm dục yên lặng và tăng cường sinh lực cho thể xác chúng ta. Khi sự đảo ngược này xảy ra, sự chói rạng của Đấng Thái dương Thiên Thần xuyên qua phàm ngã đã tinh luyện. Nhờ đó mà bức xạ của Đấng Thái dương Thiên Thần có thể xuyên nhập thế gian. Nay phàm ngã là một khí cụ thích hợp để hợp tác với Đấng Thái dương Thiên Thần và trở thành ngọn hải đăng rạng chiếu ánh sáng, tình thương và quyền năng, bằng cách đó mà trở thành Đấng Thái dương Thiên Thần đang biểu hiện. Cuối cùng, chúng ta, những con người, bấy giờ sẽ gia nhập vào Cộng đồng các Linh hồn. Chúng ta hãy kết thúc bài nghiên cứu này với đoạn trích từ Chân sư DK: “Đã hiểu được phần nào về đời sống của Đấng Thái dương Thiên Thần, tôi đoan chắc với các bạn hành hương rằng những điều thoáng qua của các giác quan chỉ tạm thời, và không giá trị gì so với phần thưởng, ở đây và ngay trong kiếp sống này, cho những ai tìm cách hòa hợp tâm thức của mình trong đời sống hằng ngày với tâm thức linh hồn của mình. Bấy giờ y đi vào cõi giới của các linh hồn, và không hề cô đơn. Chỉ có những thời gian cô đơn do định hướng sai lầm và bám chặt vào những gì che án tầm nhìn tinh thần, và đôi tay cầm nắm quá nhiều đến đỗi chúng không thể đón nhận được điều gọi là ‘viên ngọc quý trong hoa sen’." [1] BÀI THAM THIỀN 7: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NHIỆM Ý Thế nào là Người Đệ tử? TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2. GIAI ĐOẠN ĐỆ TỬ Trong bài tham thiền 5, chúng ta đã có tổng quan về Con đường Dự bị và Con đường Đệ tử. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về giai đoạn đệ tử. Thế nào là Người Đệ tử? Trong tự điển, đệ tử được định nghĩa là người theo học một vị thầy hoặc một giáo lý. Khi nói về Con đường Tinh thần như được hiểu qua các Giáo huấn này, chúng ta hiểu giáo lý tức là triết lý của nguồn Minh triết Ngàn đời. Nguồn Minh triết này cho biết rằng người đệ tử theo giới luật với những lối thực hành giúp tạo nên một phàm ngã hòa hợp với linh hồn. Trong ngữ cảnh vừa kể, chúng ta có thể bao gồm những lối thực hành khác nhau mà người đệ tử áp dụng để tinh luyện và thăng hóa phàm ngã của mình, như cuộc sống chân chính, thái độ đúng đắn, tư tưởng và hành động chân chính và chế ngự các tình cảm của mình, cũng như nhiều điều khác nữa. Tất cả những lối thực hành này giúp ánh sáng cao siêu của linh hồn chiếu rọi vào phàm ngã. Khi hiểu người đệ tử là một người theo thầy học tập, thì chúng ta có thể hỏi: vậy ai là thầy, hoặc nói cách khác, ai là người mà đệ tử theo học? Giáo huấn nội môn cho chúng ta biết rằng người đệ tử theo học “Vị Thầy ở nội tâm”. Vị Thầy này là Linh hồn, và người ở trong tâm vì linh hồn biểu lộ qua luân xa tim. Vậy, khi người đệ tử đi theo vị thầy ở nội tâm, y biết mình chính là một Linh hồn và đi theo nguồn minh triết trong bản tính cao siêu của chính mình. Y hoạt động ở thế gian như một người làm hiển lộ năng lượng linh hồn của mình đúng theo Chủ đích Thiêng liêng. Mỗi người trong chúng ta đều phải học cách làm đệ tử của linh hồn đang ngự trị ở nơi sâu thẳm của nội tâm. Có thể định nghĩa con đường đệ tử là giai đoạn cuối trên đường tiến hóa, là thời kỳ kinh nghiệm của mỗi người mà trong đó y trở nên tự thức rõ rệt. Đó là giai đoạn mà y hữu ý tự nguyện áp dụng ý chí của linh hồn (chính yếu là ý chí của Thượng Đế) trên phàm tính. Trên con đường này, y tự áp dụng cho mình một tiến trình thúc đẩy, để đóa hoa của linh hồn có thể bừng nở nhanh hơn. Y tự nguyện cố gắng tiến bước trên đường đạo vì hiểu rằng sự hoàn thiện của con người là điều tất yếu. Có thể đạt sự hoàn thiện này bằng hai cách. Nó có thể là kết quả của cuộc tăng trưởng tiến hóa chậm chạp và liên tục, được tiến hành theo các luật của thiên nhiên, hết chu kỳ này sang chu kỳ khác, cho đến khi dần dần ta có thể thấy vị Thượng Đế ẩn tàng trong con người và trong vũ trụ. Hoặc, nó cũng có thể là kết quả của việc áp dụng và tuân thủ giới luật một cách có hệ thống nơi người chí nguyện, giúp khai mở quyền năng và ánh sáng của linh hồn nhanh chóng hơn.[2] Đức hạnh được xem là điều cần yếu đầu tiên khi hành giả rời Con đường Dự bị để tiếp tục đi vào Con đường Đệ tử. Tuy nhiên, y còn phải cố gắng nhiều trước khi đạt mục tiêu của mình. Y tập trung cố gắng phối hợp phàm ngã với linh hồn. Các mãnh lực của phàm ngã đã ngự trị bấy lâu thì nay dần dần nhường chỗ cho sự chế ngự của linh hồn. Khi linh hồn thấm nhuần và ngự trị phàm ngã, thì chừng đó và chỉ chừng đó, phàm ngã mới trở nên thích hợp để được sử dụng như một khí cụ biểu lộ linh hồn. Đến trình độ phát triển này của phàm ngã, người đệ tử tập trung thể trí chú ý vào linh hồn và đời sống của linh hồn. Khi người đệ tử không còn chú mục vào chính mình, và hoạt động của y trong tam giới được yếu tố tinh thần chế ngự, thì bấy giờ y dần dần trở thành người hoạt động thực sự trên cõi trí, với tiêu điểm cuộc sống của mình đặt trên cấp độ trí tuệ chịu sự kiểm soát của linh hồn. Hoạt động với sự lèo lái của linh hồn được gọi là phụng sự Thiên cơ, và người tham gia hoạt động này được gọi là đệ tử. Y trở thành người phụng sự biểu lộ tình bác ái rạng ngời của linh hồn, và là người hiểu biết thiên cơ. Điều này bao gồm hai phương diện hoạt động. Hạ trí trở thành yếu tố mạnh mẽ trong việc điều hành hoạt động phụng sự của người đệ tử. Trong khi đó thượng trí, là cầu nối với tam nguyên tinh thần, tiếp tục tạo ấn tượng cho hạ trí. Các hoạt động này trở thành động lực mạnh mẽ chính yếu trong cuộc đời của người đệ tử và là hậu quả của sự hòa hợp ngày càng tăng giữa linh hồn và phàm ngã, để phát triển và khai mở ý thức bao gồm của y. Tính bao gồm là chìa khóa quan trọng nhất để hiểu được tâm thức. Tính bao gồm, từ tính và năng lực hấp dẫn chỉ là một vài phẩm tính của linh hồn. Người đệ tử nhận thức được trách nhiệm của mình đối với người khác, hợp tác với họ để mở mang tâm thức của họ, và cho họ biết sự khác biệt giữa cái thực (linh hồn) và điều không thực (cuộc sống hình thể/ phàm ngã). Y thực hiện điều này rất dễ dàng bằng cách biểu dương. Y sống và nêu gương cho người khác. Sơ đồ: Những khác biệt giữa Con Đường Dự bị và Con Đường Đệ tử.

  Con Đường Dự bị Con Đường Đệ tử
Các lực chế ngự Mãnh lực thân xác, cảm dục và hạ trí chế ngự Mãnh lực phàm ngã chế ngự, dần dần chuyển sang sự chế ngự của linh hồn
Mục tiêu Thống nhất Phàm ngã Phối hợp các mãnh lực của phàm ngã với nhau Năng suất của thể xác; cuộc sống hiệu quả ở cõi trần Sự hòa hợp linh hồn/ phàm ngã Tạo sự liên hệ giữa phàm ngã đã thống nhất và linh hồn Năng suất ở cấp nội môn; phụng sự Phàm ngã tuân theo (mạnh mẽ, tích cực chấp nhận) tiến trình hòa hợp với linh hồn
Tiêu điểm Phàm tính của mỗi người - thể xác, thể tình cảm và thể trí Linh hồn hấp dẫn các mãnh lực thấp kém để giúp phàm ngã thống nhất Tập trung vào cái tôi – tôi là ai Phàm ngã của mỗi người Sức hấp dẫn của linh hồn đối với phàm ngã đã thống nhất Tập trung vào tôi như một phần của tập thể (gia đình, bạn bè, các tập thể lớn hơn nữa)
Điều cần thực hiện Con đường/ phương pháp Tinh luyện Lập hạnh: loại trừ những điều sai quấy chính yếu; phát triển các đức hạnh chính yếu; có động cơ đúng đắn Thực hiện giao tiếp với linh hồn; giúp linh hồn chế ngự phàm ngã bằng cách tinh luyện, chỉnh hợp và tham thiền Chuyển hướng – từ thế gian đến Linh hồn Con đường/ phương pháp Khai ngộ Tiếp tục lập hạnh, tăng cường ánh sáng chói rạng của linh hồn Linh hồn/ Tinh thần, giao tiếp qua chỉnh hợp và tham thiền; lửa ý chí thiêng liêng sẽ được thêm vào bác ái thiêng liêng Người đệ tử chính thức/ Người đệ tử chấp nhận – chấp nhận rằng đời sống của y sẽ được Chân ngã/ ý chí cao siêu chế ngự

Người Đệ tử có thể chọn một hình thức phụng sự Thiên cơ và trợ giúp nhân loại bằng cách làm việc cho những tổ chức khác nhau trên thế giới, và cùng với các đệ tử khác y nhận trách nhiệm lèo lái năng lượng để mang lại lợi ích lớn hơn. “Đệ tử là người đang bắt đầu hiểu công tác tập thể, và chuyển trung tâm hoạt động của mình từ cá nhân y đến trung tâm tập thể.” Đệ tử là người, ngoài những điều khác, nguyện làm ba điều sau đây: a. phụng sự nhân loại b. hợp tác với Thiên cơ của các Đấng Cao cả theo mức y thấy, với hết khả năng mình c. phát triển các quyền năng của Chân ngã [linh hồn], mở mang tâm thức của mình cho đến khi có thể hoạt động trong tam giới [cõi trần, cõi tình cảm và cõi trí], và trong thể nguyên nhân [linh hồn], và theo đúng sự hướng dẫn của chân ngã chứ không theo sự xúi giục của ba hạ thể [phàm ngã].” [3] Qua nhiều thời kỳ lâu dài, phàm ngã đạt sự thông tuệ, chuyển từ bản năng đến trí năng. Tất cả điều này có được là nhờ các kinh nghiệm và cuộc sống trong ba cảnh giới tiến hóa của con người (cõi trần, cõi tình cảm và cõi trí). Khi các kinh nghiệm vừa kể đã giúp phàm ngã thống nhất và phối hợp để người chí nguyện cố gắng lập hạnh và thay đổi tật xấu thành tính tốt, thì bấy giờ y đang ở trên Con đường Dự bị. Khi linh hồn bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống, hòa hợp ngày càng nhiều phẩm tính của linh hồn vào trong phàm ngã, thì bấy giờ người chí nguyện được xem như đang ở trên Con đường Đệ tử. Linh hồn là trung gian giữa chân thần, hay là chân ngã tinh thần, và phàm ngã. Khi ngày càng hòa hợp với linh hồn, người đệ tử được những sự nhắc nhở của ý chí và chủ đích tinh thần. Y bắt đầu cảm thấy năng lượng của Chân thần, là trung tâm ý chí thiêng liêng bên trong y. Y dần dần biết được Ý chí Thiêng liêng và hướng cuộc đời mình về việc biểu lộ chủ đích thiêng liêng này. Đây là một giai đoạn tiến hóa cao trên đường tinh thần. Tóm lược: Như vậy, đệ tử là người thực hiện nguồn bác ái cao cả và minh triết tinh thần, khi những phẩm tính này bừng nở ở nơi sâu thẳm của tâm hồn và nơi bí ẩn trong thượng trí. Tiến bước trên Đường Tinh thần là một phần của Thiên cơ – một phần trong sự tiến bộ tinh thần của chúng ta, và việc sử dụng những giới luật khác nhau trên đường đạo, “giúp khai mở quyền năng và sự sống của linh hồn nhanh chóng hơn”. fig5-8 BÀI THAM THIỀN 7 QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO (2) KỸ NĂNG HỌC TẬP - KHẢ NĂNG ĐI VÀO TÂM THỨC CỦA LINH HỒN Theo giáo huấn của Đức Phật, chúng ta có ba phương pháp để phàm ngã có thể được chuyển hóa và chuẩn bị biểu lộ thiên tính một cách hữu thức (ý thức được linh hồn). Nhờ hạnh buông xả, ý thức hay trạng thái tâm thức của não bộ (thể hiện sự nhận thức ở cõi trần về các nguyên nhân nội tại) được triệt thoái hay rút khỏi các đối tượng của giác quan cũng như tiếng gọi của phàm tính. Buông xả thực tế là áp dụng một tiết điệu hay phản ứng mới thành thói quen đối với các tế bào não, để khiến cho não bộ không chú ý đến sự cám dỗ của thế giới nhận thức giác quan. Nhờ hạnh vô dục, bản tính tình cảm trở nên bình thản đối với sức hấp dẫn của giác quan, và dục vọng không còn ngăn trở hoạt động đúng đắn của linh hồn. Nhờ phân biện, thể trí biết cách chọn lọc điều chân, thiện và mỹ, và dùng những điều này thay thế cho ý thức “đồng hóa với phàm ngã,” vốn quá rõ nét trong đa số mọi người. Khi người đệ tử giữ ba thái độ này một cách đúng đắn và lành mạnh, thì phàm ngã đi vào nề nếp, sự minh triết chế ngự, và y trở nên sẵn sàng cho cuộc điểm đạo. [4] Ngữ giải Đức Phật Phật là một vị đã giác ngộ, và đã đạt được trình độ hiểu biết và minh triết cao nhất khả dĩ có cho con người trong Thái dương hệ này. Từ này thường chỉ về Đức Phật Thích Ca, Ngài ra đời tại Ấn Độ khoảng 500 năm trước Đức Christ. Con đường Đệ tử Con đường Đệ tử có nghĩa là một giai đoạn trên đường tiến hóa tinh thần, trong đó hành giả đã nối kết với Linh hồn và đã nguyện hiến dâng cuộc đời mình để trợ giúp sự tiến bộ tinh thần của người khác. Y nhận trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập những mối liên giao chính đáng của nhân loại và Tình huynh đệ, nhằm phụng sự Thiên cơ, là kế hoạch tiến hóa và thăng tiến cho mọi chúng sinh trên Địa cầu. Thiên cơ Thiên cơ là kế hoạch khai mở tâm thức, tiến hóa tinh thần, và giúp cho tất cả chúng sinh trên Địa cầu hướng thượng. Kế hoạch này được các Huynh trưởng của nhân loại vạch ra. Các Ngài là những Chân sư Minh triết, đang cùng các cộng sự viên của mình thực hiện Thiên cơ. Biệt lập ngã tính (Individualisation) Biệt lập ngã tính là tiến trình đưa ngã thức hay là “tia sáng của trí tuệ” vào con người. Trước khi điều đó xảy ra, chúng ta bị chi phối bởi bản năng thú tính và không thể suy nghĩ như một cá nhân. Từ đó trở đi, mỗi người đã ở dưới ảnh hưởng của một vị Thái dương Thiên Thần. Trải nghiệm về Thái dương Thiên Thần là những biểu lộ Tâm thức của Linh hồn. Lúc đầu chỉ là một phần của sự sống thiêng liêng này, nhưng khi tiến bước trên đường tinh thần chúng ta ngày càng “ý thức viên mãn hơn về linh hồn”. Chân thần Là tinh hoa của Sự sống, hay là nguồn cội chính yếu của chúng ta. Chân thần sử dụng Linh hồn để biểu lộ sự sống động của mình. Phụng sự Phụng sự có động cơ là ý thức hiến mình trợ giúp người khác. Đó là sự biểu lộ của tình thương, dành cho gia đình, tập thể, hoặc nhân loại nói chung, một cách vô điều kiện. Phụng sự là do sức thôi thúc của linh hồn, là kỹ thuật phát triển tập thể, chứng tỏ chúng ta có khả năng hiểu và hợp tác với Thiên cơ. Thái dương Thiên Thần Thái dương Thiên Thần là sự sống cao cả đã kiến tạo thể nguyên nhân, và đã trụ một phần của chính mình trong thể này. Đó là Đấng cao cả với tâm thức thiêng liêng, giúp chúng ta trở nên toàn vẹn bằng cách kết hợp các khía cạnh tinh thần và vật chất trong cấu trúc của chúng ta. Thái dương Thiên Thần dùng chất liệu thiêng liêng của mình và chất liệu của cõi thượng trí để kiến tạo thể nguyên nhân. Kiến tạo xong, vị này cho một phần của mình (một tia của mình) vào cư ngụ bên trong thể nguyên nhân cho đến khi con người được vị này trông nom, đã hoàn tất cuộc tiến hóa của mình trong giới nhân loại. Vì thế, một phương diện của Thái dương Thiên Thần trụ vào trong thể tâm thức (thể nguyên nhân) trên các cấp cao của cõi trí. Trong khi đó, tâm điểm cao siêu thực sự của tâm thức Thái dương Thiên Thần ở trên cõi bồ-đề. CHỦ ĐỀ THAM THIỀN – “QUI TẮC CỦA ĐƯỜNG ĐẠO, ĐOẠN 2" Tháng này chúng ta tập trung vào Đoạn 2. Đọan 1 cho chúng ta biết rằng Đường đạo vốn đầy Ánh sáng. Đoạn 2 khuyên chúng ta hãy đứng vững và đối diện với sự thật về chính mình. Hãy đọc cả đoạn, rồi tham thiền về mỗi phần trong một tuần, trả lời các câu hỏi và bất cứ thắc mắc nào khác khả dĩ có. Đoạn 1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình. Các Qui luật của Đường Đạo và Florence Nightingale (2) Đoạn 2. Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Đường Đạo trở nên sáng tỏ. File:Nightingale receiving the Wounded at Scutari by Jerry Barrett.jpg Nightingale tiếp nhận Thương binh tại Scutari, tranh của Jerry Barrett (từ Wikipedia) Bị các bác sĩ chê bai và khinh rẻ, Nightingale vẫn tiếp tục tiến hành với niềm xác tín của mình, thực hiện các cuộc đi tuần vào ban đêm, mang theo chiếc đèn tiêu biểu cho nhiệm vụ của mình. Đối với bà, không hề có sự thối lui, thế nên bà xúc tiến công việc dù có khó khăn trở ngại trên đường đi tới. THAM THIỀN Chỉnh hợp 1. Thư dãn thể xác. 2. Điều hòa tình cảm. 3. Giữ thể trí yên lặng và tập trung; hướng trí bạn vào bên trong và hướng thượng đến nguồn tâm thức cao siêu gọi là “linh hồn”. 4. Chỉnh hợp với linh hồn của bạn; rồi hình dung ánh sáng và tình thương của linh hồn tuôn xuống vào thể xác, thể tình cảm, và thể trí của bạn. 5. Đọc Thánh ngữ OM 6. "Hướng” về Đấng Toàn năng khi bạn đọc bài chú nguyện Gayatri “từ trong tâm”: Hỡi Đấng bảo dưỡng toàn vũ trụ. Đấng sinh thành vạn hữu; Đấng mà vạn hữu trở về, Xin hiển lộ cho chúng con hình ảnh Ngôi Mặt trời tinh thần chân thực, ẩn trong vầng ánh sáng chói vàng. Để chúng con hiểu biết chân lý và làm tròn nhiệm vụ, trên con đường đến dưới chân thánh thiện của Ngài. OM. Tham thiền Kỹ năng tham thiền tập trung trong tháng này vẫn là về “khả năng đi vào tâm thức cao cả hơn của linh hồn”. Mỗi lần chúng ta tham thiền thành công theo phương pháp nội môn, thì điều này được thực hiện. Thêm một ít ánh sáng và một ít minh triết nhập vào tâm thức của chúng ta. Phân tích tư tưởng gốc (dùng câu hỏi kèm theo, nếu có); xác định ý nghĩa chung của nó đối với bạn, với cá nhân bạn; rồi cuối cùng xét đến thâm nghĩa của nó, chân lý tinh thần ẩn trong đó. “Nâng” tâm hồn mình đến tầm mức Thiêng liêng, và cố gắng thấy/ giao tiếp/ hoặc cảm nhận sự thực đó. Qui luật của Đường Đạo – Đoạn 2. Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Đường Đạo trở nên sáng tỏ. Tuần 1: Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Vì bạn dấn bước lên Con Đường Phát triển Tinh thần, có những nhược điểm “tiềm ẩn” mà bạn đã làm bộc lộ, những đặc điểm nào cần phải siêu hóa vì ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với cuộc sống của bạn hay không? Vui lòng mô tả tiến trình vừa kể, nó đã giúp ích thế nào cho cuộc sống của bạn và đời sống của những người mà bạn giao tiếp? Bạn có nhận biết “điều quấy” của những người mà bạn tiếp xúc hay không Nếu có, bạn ứng đáp thế nào với nhận thức đó? Bạn có ứng đáp đúng không? Tuần 2: Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Bạn thấy dễ hay khó tiếp tục vững bước tiến đến những mục đích quan trọng trong cuộc sống và các mục tiêu tinh thần của bạn, khi đối diện với những hé lộ đầy thách thức và các trở ngại? Khi nhận biết điều quấy nơi chính mình hay người khác thì, nói chung, trước hết bạn đáp ứng thế nào? Vì sao đó là đáp ứng đầu tiên của bạn? Đáp ứng này có đúng đắn không? Tuần 3: Đường Đạo trở nên sáng tỏ. Bạn giải thích câu này thế nào đối với sự tiến bộ của mình, và liên quan đến hai câu trước? Tuần 4: [Cả Đoạn 2] Có những cá nhân hay đoàn nhóm nào trong cuộc sống của bạn mà bạn đã bài bác vì biết được những “điều quấy” của họ không? Nếu có, bạn làm thế nào cho cách ứng xử đó phù hợp với giáo huấn đã học? Bạn có dễ tha thứ không? Bạn cần cố gắng gì thêm nơi chính mình không để có thể sống đúng hơn với qui luật này? Khoảng lặng thấp 1. Thận trọng kết thúc các cố gắng trên đây và tái tập trung: a. Vào thể trí của bạn, rồi b. Vào thể tình cảm của bạn, rồi c. Vào thể xác của bạn, để cho năng lượng phát sinh qua cố gắng tham thiền của mình mang lại hiệu quả tốt lành, chuyển hóa mỗi một trong ba thể này của phàm ngã hướng về tinh thần. 2. Xem xét lại bất cứ tư tưởng hoặc nhận thức nào đã phát sinh trong khi bạn phân tích tư tưởng gốc. Phóng rải Đọc Đại Thỉnh nguyện, phóng rải ánh sáng, bác ái và quyền năng tinh thần của Thượng Đế cho thế giới. ĐẠI THỈNH NGUYỆN Từ nguồn Ánh sáng trong Trí Thượng Đế Cầu xin Ánh sáng tuôn rải vào trí con người. Cầu xin Ánh sáng giáng xuống Trần gian. Từ nguồn Tình thương trong Tâm Thượng Đế Cầu xin Tình thương tuôn rải vào tâm con người. Cầu mong Đức Chưởng giáo trở lại Trần gian. Từ trung tâm biết được Ý chí Thượng Đế, Cầu xin Thiên ý hướng dẫn ý chí nhỏ bé của con người, Thiên ý mà các Chân sư đều biết và phụng sự. Từ trung tâm chúng ta gọi là nhân loại, Cầu xin Thiên cơ Tình thương và Ánh sáng thực thi, Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác. Cầu xin Ánh sáng và Tình thương và Quyền năng phục hồi Thiên cơ trên Trần gian. OM ... OM ... OM Cân nhắc Thận trọng mỗi ngày: Trong suốt ngày, xem xét những tư tưởng đã phát sinh trong khi bạn hành thiền, để giữ cho các ảnh hưởng chuyển hóa tiếp tục. Thực hành sự tha thứ và chấp nhận tất cả mọi người, không phân biệt – không chấp nhận những hành động sai quấy, nhưng cảm thông và tỏ lòng từ ái vì ngay cả những người làm quấy vẫn là linh hồn, tạm thời bị mù quáng do vô minh. Tham gia Thiền Trăng Tròn mỗi Tháng: Có sự chỉnh hợp giữa Mặt trời, Mặt trăng, và Địa cầu trong những kỳ Trăng Non và Trăng Tròn. Vì thế, chúng tôi đề nghị có cuộc tham thiền đặc biệt mỗi tháng trong các trường hợp này. Bạn có thể tải các bài tham thiền xuống từ Meditation Quest homeroom, hoặc tham gia cùng với Michael và Tuija Robbins mỗi tháng khi hai ông hành Thiền Trăng Tròn trên Webinar và Phát sóng Phụng sự-Thiền Trăng Tròn Giờ Chính xác.   Phúc trình Tham thiền #7 Vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây trong Phúc trình Tham thiền của bạn (nên trả lời “ngắn gọn nhưng đầy đủ” và gửi cho Morya Federation trong vòng ba ngày sau ngày Trăng Tròn). 1. Tháng này bạn dùng Bài Tham thiền Số mấy và Chủ đề nào? 2. Bạn hãy tóm lược các Qui luật của Đường Đạo - Đoạn 2? Bạn thấy có điều hướng dẫn nào quan trọng? 3. Liên hệ Đoạn 2 với chính bạn, bạn thấu hiểu điều gì về hành trình tinh thần của chính mình? 4. Thiền Trăng Tròn: bạn có tham thiền Trăng Tròn không? Nếu có, bạn có nhận thức hoặc tư tưởng nào để chia sẻ về kinh nghiệm thiền này không? 5. Tính chất chung việc tham thiền của bạn trong tháng này thế nào? Bạn có cố gắng tham thiền đều đặn không? Bạn có thấy điều gì khó khăn trong khi hành thiền không - nếu có, hãy giải thích? Bạn có điều gì thắc mắc không? Nghiên cứu Vui lòng trả lời ít nhất một câu hỏi dưới đây. Dĩ nhiên là bạn có thể trả lời nhiều câu hơn.

  1. Bạn hiểu về Linh hồn và những thành phần khác nhau của Linh hồn như thế nào?
  2. Bạn xem phương diện nào là quan trọng nhất nơi người Đệ tử?
  3. Khi suy ngẫm về những điều bạn đã học trong các tài liệu nghiên cứu, hãy chọn một mục mà bạn thấy đặc biệt có nhiều ý nghĩa, và vui lòng giải thích lý do.
  1. Alice Bailey, Luận về Chánh thuật, tr. 90
  2. Alice Bailey, Các Lao tác của Hercules, tr. 5
  3. Alice Bailey, Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ, tr. 71-81
  4. Alice Bailey, Sự Hiển lộ của Đại đoàn Chưởng giáo, tr.412