QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Bảy Cảnh Giới Sự Sống Vũ Trụ

TỔNG QUAN NĂNG LƯỢNG SỰ SỐNG QUA CÁC CÕI GIỚI

CON NGƯỜI VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA NHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỚI TRONG TỰ NHIÊN

Câu hỏi muôn đời: CON NGƯỜI, NGƯƠI TỪ ĐÂU ĐẾN, CHẾT ĐI VỀ ĐÂU ?
Minh Triết nói rằng: "CON NGƯỜI LÀ MỘT TIỂU THIÊN ĐỊA"

PHẦN I: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH - TRUYỀN CHUYỂN NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ

A- KHỞI NGUỒN SỰ SỐNG VŨ TRỤ

I- Định Đề 1: Có một Bản Nguyên Vô Hạn Bất Di Dịch. Một Thực Tại Tuyệt Đối vốn có trước mọi Đấng biểu lộ hữu hạn. Bản Nguyên đó vượt ngoài tầm và phạm vi hiểu biết của bất luận ý tưởng hay cách diễn đạt nào của con người. Vũ trụ biểu lộ được chứa đựng trong Thực Tại Tuyệt Đối này và là một biểu tượng có hạn định của Thực Tại Tuyệt Đối đó. Trong toàn thể Vũ Trụ biểu lộ này, có 3 trạng thái / Phương diện / Ngôi được nhận thức:

1. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Một, vô ngã và vô hiện, có trước Vũ Trụ Biểu Lộ. (Ấn Giáo: Shiva - Đấng Hủy Diệt)

2. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Hai, Tinh Thần - Vật Chất, Sự Sống, Tinh Thần của Vũ Trụ. (Ấn Giáo: Vishnu - Đáng Duy Trì)

3. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Ba, Thiên Ý Hồng Nguyên Vũ Trụ, Linh Hồn Vũ Trụ Đại Đồng. (Ấn giáo: Brahma - Sáng Tạo)

+ Ba trạng thái / Tam phân này của Thượng Đế, tức Thái Dương Thượng Đế, và Năng Lượng Trung Ương hay Thần Lực biểu lộ xuyên qua bảy trung tâm lực – 3 trung tâm lực chính yếu và 4 trung tâm lực thứ yếu. Bảy trung tâm này của Thiên Lực được tạo nên để hợp thành các Thực Thể Thông Linh kết hợp. Các Đấng này được biết dưới danh xưng: (1)- Bảy Hành Tinh Thượng Đế. (2)- Bảy Tinh Quân trước Thiên Toà. (3)- Bảy Cung (Rays). (4)- Bảy Thiên Đế (Heavenly Men). - Bảy Hành Tinh Thượng Đế là hiện thân của 7 loại thần lực khác nhau và trong Bộ Luận này được nói đến dưới danh hiệu là Chúa tể của các Cung (Lords of the Rays). Tên gọi của các Cung là (Xem Bảy cung ở dưới);

- Mỗi Thái Dương hệ (TDH) là sự biểu lộ của năng lượng và sự sống của một Đấng Vũ Trụ vĩ đại, gọi là Thái Dương Thượng Đế, Ngài lâm phàm hay biểu lộ qua trung gian của một TDH. TDH này là xác thể hay sắc tướng của Đấng Vũ Trụ và chính Đấng này tam phân. TDH tam phân này có thể được mô tả bằng tên gọi có ba trạng thái, hay còn gọi là ba Ngôi. (Xem: TDH Tam Phân)

II- Một Đấng Vũ Trụ - Thái Dương Thượng Đế tam phân thành vô số Vũ trụ và Thái Dương Hệ: Từ các nguyên lý sáng tạo căn bản này, trong phát triển kế tiếp, có xuất phát theo trình tự được an bài. Vô số Vũ Trụ gồm hằng hà sa số các Tinh Tú Biểu Lộ và các Thái Dương Hệ. Mỗi Thái Dương hệ là sự biểu lộ của năng lượng và sự sống của một Đấng Vũ Trụ vĩ đại, Đấng mà vì thiếu một danh xưng hoàn hảo hơn, chúng ta gọi là Thái Dương Thượng Đế. Thái Dương Thượng đế lâm phàm hay biểu lộ qua trung gian của một Thái Dương Hệ. Thái Dương hệ này là xác thể hay sắc tướng của Đấng Vũ Trụ và chính Đấng này tam phân (itself triple). Thái Dương hệ tam phân này có thể được mô tả bằng tên gọi có 3 trạng thái (three aspects), hay là (theo như Thần học Cơ Đốc giáo) là 3 Ngôi (three Persons).

LỬA ĐIỆN hay TINH THẦN Ngôi Một: Chúa Cha, Sự Sống. Ý chí. Thiên Ý. Năng lượng dương

LỬA THÁI DƯƠNG hay LINH HỒN Ngôi Hai: Chúa Con. Tâm Thức. Bác Ái Minh Triết. Năng lượng thăng bằng.

LỬA DO MA SÁT hay Xác Thể hay Vật Chất. Ngôi Ba: Chúa Thánh Thần. Sắc tướng. Thông tuệ hoạt động. Năng lượng âm.

+ Mỗi Ngôi lại biểu lộ tam phân, do đó tạo ra:

- 9 tiềm lực (potencies) hay Phân thân.

- 9 Sephiroth.

- 9 nguyên nhân Điểm Đạo.

Các Ngôi này, với toàn thể biểu lộ hay Tổng Thể, tạo ra 10 của biểu lộ hoàn hảo hay Con Người hoàn thiện.

III- Ba trạng thái này của Thượng Đế, tức Thái Dương Thượng Đế, và Năng Lượng Trung Ương hay Thần Lực (vì các tên gọi đều đồng nghĩa về phương diện huyền linh) biểu lộ xuyên qua bảy trung tâm lực – 3 trung tâm lực chính yếu và 4 trung tâm lực thứ yếu. Bảy trung tâm này của Thiên Lực được tạo nên để hợp thành các Thực Thể Thông Linh kết hợp. Các Đấng này được biết dưới danh xưng:

a. Bảy Hành Tinh Thượng Đế.

b. Bảy Tinh Quân trước Thiên Toà.

c. Bảy Cung (Rays).

d. Bảy Thiên Đế (Heavenly Men).

IV- Thực Thể Thông Linh - Bảy Hành Tinh Thượng Đế là hiện thân của 7 loại thần lực khác nhau và trong Bộ Luận này (Luận Về Lửa Càn Khôn) được nói đến dưới danh hiệu là các Huyền Cung Tinh Quân (Lords of the Rays). Tên gọi của các Cung là:

- Cung I : Cung Ý Chí hay Quyền Năng - Ngôi Một;

- Cung II: Cung Bác Ái Minh Triết - Ngôi Hai;

- Cung III  : Cung Trí Tuệ Hoạt Động - Ngôi Ba;  Đây là 3 Cung chính yếu.

- Cung IV: Cung Hài Hoà, Mỹ Lệ và Nghệ Thuật.

- Cung V: Cung Kiến Thức Cụ thể hay Khoa Học.

- Cung VI: Cung Sùng Tín hay Lý Tưởng Trừu Tượng.

- Cung VII: Cung Nghi Lễ Huyền Thuật hay Trật Tự. (Nguồn: Luận Về Lửa Càn Không, trang 28 - 3)

B- CÁC ĐỊNH LUẬT CHI PHỐI SỰ SỐNG VŨ TRỤ

I- LUẬT BAO TRÙM VŨ TRỤ:

1- Định Luật Tuần Hoàn: Có một định luật căn bản được gọi là Định Luật Chu Kỳ (Law of Periodicity). Định luật này chi phối mọi biểu lộ, dù là biểu lộ của một Thái Dương Thượng Đế qua một Thái Dương hệ, hay là biểu lộ của con người qua hình hài. Định luật này cũng kiểm soát trong mọi giới của thiên nhiên. Ở Thái dương hệ của chúng ta, muôn vật, muôn việc đều phải trải qua chu kỳ Sinh - Lão - Bệnh - Tử, con người cũng không thoát khỏi luật này. Tức mỗi người đều Sinh - Tử theo " Vô lượng " chu kỳ.

2- Có một số định luật khác trong Thái Dương Hệ được liên kết với định luật này (Luật Chu Kỳ), gồm:

1. Định luật Tiết Kiệm (Law of Economy)…  định luật chi phối vật chất,     Ngôi Ba.

2. Định luật hấp dẫn (Law of Attraction)…    định luật chi phối Linh hồn,  Ngôi Hai.

3. Định luật Tổng hợp (Law of Synthesis)… định luật chi phối tinh thần,   Ngôi Một.

+ Ba định luật này là định luật vũ trụ.

II - LUẬT CHO THÁI DƯƠNG HỆ

+ Có 7 định luật thuộc Thái Dương Hệ đang chi phối sự biểu lộ của Thái Dương Thượng Đế chúng ta:

1. Định luật Rung động (Law of Vibration)

2. Định luật Kết hợp  (Law of Cohesion)

3. Định luật Phân tán (Law of Disintegration)

4. Định luật Kiểm soát Từ điển (Magnetic Control)

5. Định luật Qui định (Law of Fixation)

6. Định luật Bác Ái (Law of Love)

7. Định luật Hy sinh và Tử Vong (Law of Sacrifice and Death)

+ Mỗi một trong các định luật này biểu lộ chủ yếu trên một cõi này, hoặc cõi khác trong 7 cõi của Thái dương hệ.

+ Mỗi định luật hoạt động theo chu kỳ và mỗi cõi có chu kỳ biểu lộ và chu kỳ qui nguyên của nó.

+ Mỗi sự sống biểu lộ đều có 3 chu kỳ lớn:

Khai sinh (Birth) Linh hoạt (Life) Tử Vong (Death)
Xuất hiện Tăng trưởng Biến mất
Giáng hạ tiến hoá Thăng thượng tiến hoá Qui nguyên
Bất động Hoạt động Chuyển động nhịp nhàng
Sự sống tĩnh tại Sự sống sinh động Sự sống nhịp nhàng

 

+ Việc hiểu biết về các chu kỳ bao gồm việc hiểu biết về con số, âm thanh và màu sắc.

+ Chỉ có các Chân Sư hoàn thiện mới có được sự hiểu biết đầy đủ về bí nhiệm của các chu kỳ

Xem thêm: Chi tiết các Luật - Định Đề của Vũ trụ, Thái dương hệ - Quy luật tự nhiên

C- SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU LUẬT VŨ TRỤ VỚI CÁC LUẬT KHÁC

I- Vài Luật quan trọng

1- Luật Nhân Quả: Đức Phật dạy: Trồng dưa được dưa, trồng Đậu được Đậu. Mình Làm mình chịu.

2- Luật Luân Hồi: Linh Hồn luân hồi để trả Quả mình dã gieo theo Luật Cân bằng của Vũ trụ, vừa là để tiến hóa theo Thiên cơ

II- Các Luật tự nhiên: Các quy luật tự nhiên con người quan sát, khám phá thực tế để nhận biết hay chứng minh bằng khoa học như Ngày đêm, Mùa vụ; Sinh Lão Bệnh Tử; Xuân hạ Thu Đông; Thủy chiều;  ... tác động vào đời sống muôn loài trên địa cầu.

III- Các Luật sinh tồn: Nghệ thuật sống để có cuộc sống tốt đẹp, duy trì khả năng tồn tại cao nhất là: Sống hết số trời đã ban cho trong kiếp sống này. Bạn hãy trân quý lấy sự sống thiêng liêng, đừng vì chén riệu nồng, tốc độ lạng lách, tham lam, kinh mạn, nóng giận, thù hận ..v.v.. cướp đi sự sống thiêng liêng, giảm thọ của chính mình vì Vô Minh. THỰC HIỆN THEO CÁC KINH ĐIỂN DƯỚI ĐÂY, BẠN KHÔNG PHẢI LO VỀ TƯƠNG LAI, VÌ BẠN ĐÃ TUÂN THEO LUẬT SINH TỒN MỘT CÁCH TUYỆT ĐỈNH NHÂN GIAN, KHÔNG GÌ SÁNH BẰNG.

+ Sự Sống bắt nguồn từ Vũ trụ: Từ khởi nguyên " TINH THẦN ", sự sống hướng ra ngoài và tạo thành các " LINH HỒN ", thông qua sự thụ thai giữa chứng và tinh trùng, Linh Hồn nhập thế, sử dụng xác thân của từng kiếp sống để học hỏi, để tiến hóa đến khi đã trải qua vô lượng kiếp sống, đã học được trọn vẹn " BÁC ÁI VÀ MINH TRIẾT " thì quay trở về bản tính của mình ban đầu là Tinh Thần bất duyệt, sống đời sống vũ trụ bất sanh bất duyệt. Đây là đích mà mỗi chúng ta, sớm hay muộn đều sẽ  đến, chỉ là thời gian, cùng lắm là vô lượng vô biên mới đến đích, nếu bạn không Tu theo Đức Phật dậy. 

1- Học là làm theo Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo_ Đức Phật dậy 2- Thực hành Bát Chánh Đạo_ Đức Phật dậy * Hãy sưu tầm và học Kinh Phật, một tuyệt tác trên thế gian được viết do người thấu hiểu Chân Tướng Luật Vũ trụ_Đức Phật. ĐƯỢC VẬY, BẠN LUÔN LÀ NGƯỜI MANG LẠI HẠNH PHÚC - TRÁNH ĐƯỢC KHỔ ĐAU NGÀN ĐỜI CHO CHÍNH BẠN, NGƯỜI THÂN VÀ CHÚNG SINH HỮU TÌNH. IV- NGHIÊN CỨU HỌC HỎI: Có ba quyển sách mà ba loại người nghiên cứu và học hỏi trong đó (CTHNM 17):

  1. Sách về Sự Sống – Các Điểm Đạo Đồ ‒ 12 chòm sao.
  2. Sách về Minh Triết – Các Đệ Tử ‒ 12 hành tinh.
  3. Sách về Hình Hài hay về Sự Biểu Lộ ‒ Nhân Loại – 12 Huyền Giai Sáng Tạo (12 Creative Hierarchies).

 

PHẦN II – SỰ SỐNG VŨ TRỤ

CẤU TẠO – SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI VÀ TÂM THỨC

“ Con người, ngươi hãy tự biết mình, rồi ngươi sẽ biết Vũ trụ và các vì Thượng Đế ”
"Câu huấn thị của đền Delphi ở Hi Lạp thời xưa"

A- CÁC CÕI TRONG VŨ TRỤ TIẾN HÓA: 

1- Cõi Thượng Đế: Con người không thể hiểu.

2- Cõi Chân Thần: Cõi của Đức Christ hay Đức Di Nặc Bồ Tát.

3- Cõi Tinh Thần: Cõi của các Chân Sư, những người đã được điểm Đạo bậc 5. Nhân loại đã nhiều người tiến hóa và đạt đến mức " Phản bổn hoàn nguyên " trở về nguyên bản sự sống Chân Thần, đến cả Linh Hồn cũng đã không còn chút giá trị hữu dụng, lên chúng đã bị loại bỏ hoàn toàn để con người trở thành bậc Thánh, ngôn từ của nhân loại cũng không thể diễn tả hết sự huy hoàng của nó. Kinh điển nói rằng, bạn muốn ngắm Thánh Dung của các Ngài đã đạt đến bậc tiến hóa Chân Thần thì " Linh Hồn phải rửa chân trong máu của Trái Tim ".

4- Cõi Trực giác: Cõi của các La hán, những người đã được điểm Đạo bậc 4. Các Ngài đã thoát khỏi Sinh Tử Luân hồi. Các Ngài có những quyền năng phi phàm: Nhìn thấu nhiều kiếp sống luân hồi của chúng ta ...v.v..

5- Chân Nhân - Chân Ngã ( Linh Hồn ): Những người tiến hóa Tâm linh vượt lên trên đa số nhân loại, đã được điểm Đạo bậc 1-3 trong Nhân loại, vẫn phải Luân Hồi sinh tử trước khi được điểm Đạo bậc 4 - La Hán.

6- Phàm Nhân - Phàm Ngã ( Linh Hồn đầu thai ): Chia theo sự tiến hóa Tâm linh, Nhân loại có 2 loại người a- Người hiểu biết: Đã có sự phận biện, tin sâu vào Luật Nhân Quả - Luân Hồi, tức có Linh Hồn cao quý trường tồn, đầu thai luân hồi, do đó họ nhận ra Thân Xác này do Tứ Đại làm thành là giả đúng như Đức Phật đã dạy. Chân Sư cũng dạy rằng, Thân Xác của con " Là con Thú con nuôi, là con Ngựa con cưỡi ". Theo đó, họ nhận ra rằng, những thứ ngoài thân xác, nhìn thấy, sờ thấy ..... đều là giả. Do đó họ đã có cuộc sống với định hướng rõ ràng phải Tu Tâm dướng tánh, làm theo Phật dạy để thoát khỏi Luân Hồi Sinh Tử và cao hơn nữa. b- Người không hiểu biết: Họ vẫn sống trong Vô minh, không tin có Nhân Quả báo ứng. Họ tự nhận mình là Thân Xác này, làm lụng để được giầu sang phú quý, mà nếu được, chỉ được nhiều lắm là hưởng thụ trong một kiếp sống ấy mà thôi, chết chẳng thể mang đi. Dĩ nhiên, đã số nhân loại loại này phải trải qua nhiều kiếp sống chẳng thể như ý, đau khổ, hoạn nạn, cùng cực ... liên miên hết kiếp này đến kiếp khác, thậm trí hàng ngàn, hàng chục hay hàng trăm ngàn năm chẳng thấy Mặt trời, nếu họ bị đọa vào các cõi thấp.

B- SỰ SỐNG VŨ TRỤ VÀ THÁI DƯỢNG HỆ CỦA CHÚNG TA: 

I- Danh sách năng lượng sự sống từ Các Cội Nguồn xa xăm, đi vào sự sống hành tinh chúng ta và tạo ra các hiệu quả nhất định lên trên con người cá biệt và nhân loại nói chung (CTHNM 12).

  1. Tinh tòa Đại Hùng (Great Bear, Gấu Lớn).
  2. Thất Tỉ Muội (Seven Sisters) của tinh tòa Pleiades.
  3. Sirus, the Dog Star (Sao Thiên Cẩu).
    1. Bảy thái dương hệ mà thái dương hệ chúng ta là một
    2. Bảy hành tinh thánh thiện trong đó hành tinh chúng ta không phải là một.
    3. Năm hành tinh không thánh thiện hay các hành tinh “ẩn tàng”.
  4. Bảy trung tâm hành tinh viagra pour femme pas cher.
  5. Bảy trung tâm lực trong thể dĩ thái con người.
  6. Mười hai chòm sao của hoàng đạo.

Và còn phải nhớ rằng sự ảnh hưởng bức xạ trực tiếp đến với chúng ta từ hành tinh mà chúng ta sống.

II- Các Giới: 1- Giới Siêu Nhân Loại; 2- Giới Nhân loại; 3- Giới động vật; 4- Giới Thực vật; 5- Giới Cẩm Thạch;

III- Các mức Tâm thức của sự sống nhân loại: Thống kê từ cao xuống thấp: Tinh Thần - Chân Thần - Linh Hồn - Phàm Ngã - Thể Trí - Thể Vía - Thể Xác và Dĩ thái

Giới thiệu: Bảng Các cấp độ tâm thức và các Cõi ( Trích TLHNM-GQ1.1 )

Các cõi Mức độ Tâm thức Trạng thái
Thượng Đế Ý thức Thượng Đế hay “Trời” Thượng Đế
Chân Thần Ý thức Chân Thần Christ
Atma Ý thức Tinh thần Các Chân Sư
Bồ Đề Ý thức Trực giác Các La Hán
Thượng Trí Ý thức Linh hồn Các điểm đạo đồ, Đệ tử, người chí nguyện
Hạ Trí Ý thức Arya – Thể trí sinh động Người tiến bộ thông minh
Cảm Dục Ý thức Atlantis – thuộc về tình cảm Người tình cảm trung bình
Hồng Trần Ý thức Lemuria – Bản năng vật chất Người sơ khai chưa tiến hóa

 

IV- Giới Nhân loại:

1- Cấu tạo con người (GQ1.1-MF): Con người có các Thể từ thanh đến trọc như sau

- Chân Thần/ Tinh Thần - Chân Nhân/ Chân Ngã - Thượng Trí - Phàm Nhân/ Phàm Ngã - Hạ trí: - Thể Trí:  Cách ta suy nghĩ và tư duy như thế nào. - Thể Cảm dục (Thể Vía): Dục vọng, cảm giác, lo sợ, buồn vui, lo âu, nhạy cảm, đang yêu ...v.v... - Hồng trần và Dĩ Thái: Năng lượng, năng lực, sinh lý, Hệ thần kinh, lão bộ ...v.v..

2- Tương tác năng lượng vũ trụ và con người: Ba thể thấp nhất chịu tác động của các nguồn Thần lực vũ trụ tuôn đổ xuống thái dương hệ qua các chòm sao, qua chòm Đại Hùng Tinh (Phương Bắc), qua Vòng Hoàng Đạo đến Mặt trời, các Hành tinh và địa cầu, rồi đến mỗi người qua quy luật thời gian. Sự tương tác sinh khắc ... của các năng lượng này với Nghiệp quả của người đó, làm căn cứ để người ta có thể dự đoán số mệnh tương đối chính xác của một người.

C- SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI (LINH HỒN)

I- NGHIỆP: VŨ TRỤ LUÔN HƯỚNG VỀ CÂN BẰNG, CHO LÊN MỖI SỰ " ĐỘNG " CỦA THÂN - KHẨU - Ý CỦA CON NGƯỜI ĐỀU PHÁT RA " SÓNG RUNG ĐỘNG ", THEO THỜI GIAN NÓ SẼ QUAY VỀ CHÍNH NƠI PHÁT ĐỘNG (CHỦ NHÂN) PHÁT RA SỰ ĐỘNG ĐÓ >>> TẠO SỰ CÂN BẰNG TRONG VŨ TRỤ. NGHIỆP NÀY LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT NHÂN - QUẢ .

II- LINH HỒN:

1. Ba chân lý: Xin được trích đoạn nói về Linh hồn: Linh Hồn có ba Chân lý trường tồn, tất cả đều bằng nhau qua Minh Triết Thiêng Liêng như sau:

a-  Linh Hồn con người vốn bất tử và tương lai của nó phát triển huy hoàng không biên giới.

b- Nguyên lý sinh ra sự sống ở trong chúng ta và ở ngoài chúng ta, nguyên lý đó không bao giờ mất, đời đời ban phước, nó không sao thấy được, nghe được, cảm giác được, nhưng kẻ nào muốn nhận thức nó sẽ nhận thức được.

c- Mỗi người đều là người đặt luật lệ cho chính mình một cách tuyệt đối, vừa là người ban phước sự vinh quang hay sự tối tăm cho mình, vừa là người CẦM VẬN MẠNG của mình, thưởng phạt cho mình.

Ba chân lý này lớn lao như sự sống, cũng giản dị như một tâm hồn giản dị nhất, hãy dùng nó làm thức ăn cho kẻ đói. (Trích sách: Ánh Sáng Trên Đường Đạo).

2- Linh hồn luân hồi: Theo Luật luân hồi, Linh hồn buộc phải luân hồi để nhận Quả báo trả Nghiệp do mình đã tạo ra qua sự nhập thế vào Trứng được thụ Thai của Bố và Mẹ phù hợp với sự cộng Nghiệp để TẠO SỰ CÂN BẰNG VU TRỤ. Ngay khi chết, tùy theo Nghiệp quả của mỗi người, Linh Hồn được thoát ra khỏi cơ thể qua một vị trí tương ứng với mức Nghiệp của người đó, để đi luân hồi chuyển kiếp ở các cõi giới phù hợp. Người ta gọi đó là sự " Hồi Quang Phản Chiếu ". Ngay khi thoát ra khỏi cơ thể người chết, các giác quan tương ứng với chất liệu của nó được khai mở, lên nó nhận biết mọi việc xung quanh qua các giác quan mới và biết được suy nghĩ, lời nói, hành động ... của con người, tuy nhiên nó không thể phản ánh suy nghĩ của nó cho con người biết được vì nó đã mất thân xác. Theo thời gian, nhanh hay lâu tùy nghiệp báo, Linh hồn đó sẽ về cõi giới mới của mình, để chờ dịp đầu thai trở lại một trong sáu cõi để trả nghiệp.

3- Linh Hồn nhập Thế: Ngay khi Trứng được thụ thai, theo Nghiệp quả của Bố - Mẹ - Dòng tộc ..v.v.. thì có một Linh Hồn phù hợp nhập thế hiển linh trong quả Trứng này. Linh hồn này mang theo một di sản ( Nghiệp báo) mà từ muôn kiếp sống thời quá khứ người đó đã tạo ra, kết hợp với Duyên của người đó với Cha, mẹ, Anh, Em, dòng tộc, vùng đất, dân tộc, đất nước ... (Gọi là cộng nghiệp). Linh hồn xác định rõ mục đích trong kiếp sống này ngay từ khi nhập thế để tiến hóa không ngừng hết kiếp này sang kiếp khác. Khi sinh ra đời, người đó mang một cơ thể tiến hóa mà vào đúng thời điểm chết kiếp trước người đó bỏ lại xác phàm Y đã đạt được, tạo thành con người với Sinh Mệnh mới, với những " Bản Năng " sẵn có của Y dần dần được hiển lộ, cùng một cơ thể mạnh khỏe hay bệnh hoạn, thậm chí Tai Mắt, Tứ chi ... không hoàn chỉnh, tất cả đều là do Nghiệp báo quyết định - TỰ MÌNH LÀM, TỰ MÌNH CHỊU, chẳng phải do vô tình, không may, và NGHIỆP BÁO NÀY BẠN SẼ PHẢI TRẢ KHI NHÂN DUYÊN ĐẾN.

4- Linh Hồn con người trả Nghiệp: Chân Sư DK nói rằng, Nghiệp và Thời gian là hai từ có nhiều đồng nghĩa. Như thế, mỗi người sinh ra đời, khi cất tiếng khóc chào đời đã hiển nhiên mang theo mình một tài sản đó là "NGHIỆP BÁO", căn cứ vào Giờ, Ngày, Tháng, Năm sinh của người đó. Đó là Nghiệp - Số mệnh đã định sẵn căn cứ trên Luật Nhân Quả, chúng ta có thể hiểu đơn giản là: NHÂN NÀO - QUẢ ĐẤY.

* Lão Tử đã từng giảng: Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên >>> Con người phải thuận theo tự nhiên nếu muốn An lành.

5- Mục đích của Linh Hồn trong mỗi kiếp sống: Nó phụ thuộc vào mức tiến hóa của nó có xét đến Nghiệp báo mà nó phải trả, và Nhân đã gieo của chính Phàm nhân ở kiếp sống hiện tại sẽ quyết định kiếp sống tương lai ở nấc thang nào trong các nấc thang của sự tiến hóa vô tận, cụ thể:

a- Linh Hồn Hướng ngoại tiến đến đời sống vật chất: Năng lượng Sự Sống phát ra từ Thượng Đế (Bảy Cung) là con đường biểu hiện hay phân hóa ( 1 thành 2 ...v.v..), cái đồng nhất trở thành cái vạn thù, dị biệt. ....... Đời sống vật chất, trí tuệ tiến hóa như Nhân loại hiện nay, hay vũ trụ bao la được hình thành cũng từ đây và chúng vẫn đang tiến hóa.

b- Linh Hồn Hướng nội trở về cội nguồn: Trên đường trở về cội nguồn, quy luật là sự từ bỏ, sự sống nội tại từ bỏ các hình thể ( Hợp nhất từ nhiều thể biến thành một )..... Sự khác biệt sửa sự sống khởi nguyên và sự sống đã tiến hóa theo Thiên cơ, trở về cội nguồn điểm khởi thủy, nó có thêm khả năng hoạt động và phát biểu, thêm kinh nghiệm và khả năng biểu hiện (tr240)........ Hành giả thiền huyền môn để phá bỏ các lớp màn che ám trong nội tâm, Phụng sự vô kỷ để từ bỏ sắc tướng, ngoại cảnh. Hãy suy ngẫm kỹ đoạn này. (TTHM 238)

III- CON NGƯỜI TIẾN HÓA

+ Toàn bộ tầm quan trọng của cả quá trình tiến hóa của con người, xét cho cùng, được đặt trên sự phát triển của "Tâm thức: Ý thức thông minh làm sinh động các hình tướng, ở mọi trình độ khác nhau" ...; Trải qua 3 giai đoạn biểu hiện với sự tác động của Linh hồn vào các thể của con người (i) - Vào lúc Biệt Ngã Hóa; (ii) - Con người yêu cầu giúp đỡ; (iii) - Trên con đường Điểm đạo (GQ1.1).

Ba giai đoạn này giúp con người bắt đầu hành trình của y trong Giới Nhân loại vào lúc "Biệt Ngã Hóa", khi y bước lên từ: => Giới Động vật dưới ảnh hưởng của Linh hồn == > Tiến hóa thành Con người vật chất chưa tiến hóa === > Con người tình cảm vô ý thức ==== > Thành con người thông minh có trí tuệ phát triển ===== > đến những người chí nguyện ====== > Người Đệ tử ======= > Các Điểm Đạo Đồ ======== > Các Chân Sư ========= > Nhiều bậc tiến hóa siêu nhân loại cao tột hơn nữa - Sau khi con người được Điểm Đạo bậc 3, con Người này đạt được mục tiêu là Linh hồn được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, tiếp tục tiên hóa để tiến đến các cung bậc Tâm thức cao hơn nữa, tiến đến quả vị là trở thành bậc Thánh Nhân, như các Chân Sư Minh triết Tây Tạng - Điểm Đạo Đồ bậc 5. + Chúng ta nghiên cứu Tâm thức của con người - Phương diện Minh triết - Bác Ái hay Linh hồn, và Phàm nhân hay Phàm ngã. Chúng ta nghiên cứu Đại Thiên Đại và rồi tập trung vào cá nhân. Chúng ta sẽ nghiên cứu chính chúng ta, cấu tạo cung và lá số chiêm tinh của chúng ta, trong một lỗ lực nhằm xác định mục đích của Linh hồn khi giáng sinh ... 

+ Mục Tiêu Trước Mắt là Sự Tiến Hóa của Tâm Thức, để Đạt tới sự HỢP NHẤT: Phải tách sự cố định của thể trí ra khỏi những ham muốn thấp kém của thể cảm dục, và sau đó chỉnh hợp nó với Linh hồn; phát triển tâm thức từ sự đồng hóa nó với bản chất phàm ngã đến sự đồng hóa nó với linh hồn. Điều này đạt được nhờ việc rèn luyện thể trí và giới luật, hay sự thanh luyện các thể... ( GQ1.1 Con người và Tâm thức)

PHẦN III - CÁC SƠ ĐỒ VỀ SỰ SỐNG VŨ TRỤ
VÀ CẤU TẠO - SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI, TÂM THỨC

+ SỰ TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC CÕI GIỚI - THE PLANES (TCF 118/ Luận về lửa vũ trụ)

Cõi Hồng Trần

Các Cõi Giới Hệ Thống

Các Cõi Giới Vũ Trụ

1. Cõi giới nguyên tử

Cõi Thiêng Liêng.  Adi.

Cõi giới nguyên tử

    Dĩ thái thứ 1

Vật chất khởi nguyên

Dĩ thái thứ 1

2. Hạ nguyên tử

Chân Thần.  Anupadaka

Hạ nguyên tử

 

The Akasha

Dĩ thái thứ 2

 

(Tiên Thiên Ký Ảnh)

 

3. Siêu dĩ thái

Tinh Thần.  Dĩ Thái Atma

Dĩ thái thứ 3

 

    CÕI GIỚI CỦA SỰ HỢP NHẤT HAY ĐẠI ĐỒNG

4. Dĩ Thái

Trực Giác.  Dĩ Thái Bồ Đề

Dĩ Thái Vũ Trụ thứ 4

 

    BA CÕI GIỚI THẤP HƠN

5. Khí

Tinh Thần.  Lửa

Chất dĩ thái phụ dạng khí

6. Lỏng

Astral.  Cảm dục

Chất Lỏng

7. Chất Đặc

Cõi hồng trần

Chất Đặc

 

- Bảy Cõi Giới Vũ trụ hay Cõi Giới hệ Thồng Vũ Trụ (Đánh số từ Trên xuống gồm Bảy cõi, mỗi Cõi lại chia làm Bảy Cõi Phụ): (I) Cõi Linh Thiêng Vũ Trụ - (II) Cõi Chân Thần Vũ Trụ - (III) Cõi Tinh Thần Vũ Trụ - (IV) Cõi Bồ Đề Vũ Trụ - (V) Cõi Trí Tuệ Vũ Trụ - (VI) Cõi Cảm Dục Vũ Trụ - (VII) CÕI HỒNG TRẦN VŨ TRỤ/ Cõi Thấp Nhất Của Hệ Thống Vũ Trụ. Mỗi Cõi Hệ thống lại chia làm 7 Cõi phụ => Tổng là 7 x 7 = 49 Cõi;

* Các Cõi Giới Vũ Trụ: Có thể hiểu là chỉ dùng chung cho tất cả các vũ trụ hình thành từ các Cõi Giới của Vũ Trụ/ Hệ Thống các Cõi gốc?

- Cõi Hồng Trần Vũ Trụ (Bảy cõi giới chính này thuộc thái dương hệ của chúng ta là bảy cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ). Đây là Cõi thứ bảy/ Cõi đáy của Cõi Hệ thống vũ trụ. Trong mỗi Cõi Hồng Trần này cũng lại chia làm 7 Cõi phụ nữa => Tổng cũng là 49); (TCF - Luận về lửa vũ trụ, Tr 118)

* Cõi Hồng Trần Vũ Trụ là Một phần bảy của Cõi Thứ Bảy của Bảy Cõi Hệ Thống Vũ trụ (IHS - Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thái Dương Hệ; 3-4)
Bảy cảnh giới Biểu hiện Thiêng liêng, hay 7 cảnh giới chính của Thái dương hệ chúng ta chỉ là 7 cõi phụ của cảnh [4] giới vũ trụ thấp nhất. Tương tự như vậy, Bảy Cung mà chúng ta rất thường nghe nói, đang rất quan tâm và thấy còn quá nhiều bí ẩn, cũng chỉ là 7 phụ cung của Cung vũ trụ duy nhất. Chính 12 Huyền giai sáng tạo cũng chỉ là các chi nhánh phụ thuộc của Huyền giai vũ trụ duy nhất, tạo thành chỉ một hợp âm trong bản đại hoà tấu vũ trụ. Khi hợp âm vũ trụ này, mà trong đó chúng ta chỉ là một phần rất nhỏ, ngân vang trong sự hoàn thiện tổng hợp, thì chừng đó và chỉ chừng đó chúng ta mới hiểu được các lời trong Thánh thư Job: “Những ngôi sao mai cùng hoà ca. ”Hiện nay, sự bất hoà vẫn còn vang rền và sự xung khắc vẫn còn nổi lên từ nhiều thái dương hệ, nhưng qua những chu kỳ lâu dài một sự hài hoà sẽ tuần tự kết thành, rồi sẽ đến ngày mà (nếu chúng ta có thể dùng thời gian để nói về các chu kỳ vĩnh cửu) âm thanh của vũ trụ hoàn thiện sẽ vang dội đến tận những ranh giới ngoài cùng của các chòm sao xa xôi nhất. Bấy giờ người ta sẽ biết được bí nhiệm của “ca khúc phối ngẫu thiêng liêng.”

=========*****=========

BẢY CẢNH GIỚI CỦA CÕI HỒNG TRẦN VŨ TRỤ
"NÓI VỀ THÁI DƯƠNG HỆ CHÚNG TA VÀ SỰ TƯƠNG ỨNG 7 CÕI HỆ THỐNG VŨ TRỤ"

CẤU TẠO CON NGƯỜI QUA BẢY CẢNH GIỚI (LVLCK, 150)

Tương Ứng 7 Cõi Giới Vũ Trụ SỰ TƯƠNG ỨNG THÁI DƯƠNG HỆ GHI CHÚ ĐỒ HÌNH GHI CHÚ TƯƠNG ỨNG CÁC THỂ Ghi chú
CÁC CÕI
FOHAT BIỂU LỘ
TƯƠNG ỨNG VỚI CÕI PHỤ THỨ 01 CỦA CÕI HỒNG TRẦN VŨ TRỤ THUỘC 7 CÕI GIỚI HỆ THỐNG VŨ TRỤ I - THƯỢNG ĐẾ VŨ TRỤ Tinh Hoa Chân Thần Trạng thái SHIVA                    
CÕI THIÊNG LIÊNG                    THƯỢNG ĐẾ   LVLCK, 150
CÕI KHỞI NGUYÊN/ CÕI THƯỢNG ĐẾ (ADI/ BỂ LỬA)                     LVLCK, 59
DĨ THÁI VŨ TRỤ THỨ I  ( BIỂN LỬA )                  NGUYÊN TỬ    
TỐI ĐẠI NIẾT BÀN (SEA OF FIRE)                       
Vật chất nguyên thủy
                       
                         
TƯƠNG ỨNG VỚI CÕI PHỤ THỨ 2 CỦA CÕI HỒNG TRẦN VŨ TRỤ THUỘC 7 CÕI GIỚI HỆ THỐNG VŨ TRỤ II - CHÂN THẦN VŨ TRỤ Tinh Hoa Chân Thần VISHNU                             ۞  Ý TRÍ     CHÂN THẦN  
CÕI CHÂN THẦN                             ⁕  │  ⁕    ĐỨC CHRIST LVLCK, 151
CÕI TỰ HỮU (ANUPADAKA)                        ⁕      │     ⁕   TÂM THỨC CHÂN THẦN LVLCK, 59
DĨ THÁI VŨ TRỤ THỨ II TIÊN THIÊN KHÍ                    ⁕         │         ⁕    Á NGUYÊN TỬ  
ĐẠI NIẾT BÀN  (AKASHA)                ⁕             │             ⁕      
              ⁕                  │                 ⁕      
    HOẠT ĐỘNG  ۞     ⁕     ⁕      ⁕ │⁕   ⁕    ⁕    ⁕  ۞ MINH TRIẾT    
TƯƠNG ỨNG VỚI CÕI PHỤ THỨ 5 CỦA CÕI HỒNG TRẦN VŨ TRỤ THUỘC 3 CÕI GIỚI HỆ THỐNG VŨ TRỤ III - CÕI ATMA VŨ TRỤ Tinh Hoa Chân Thần BRAHMA  │                        ۞                     │ Ý TRÍ TINH THẦN   TAM THƯỢNG THỂ TINH THẦN  
CÕI TINH THẦN      │                       ⁕   ⁕                   │ NTT.TỒN Atma TÂM THỨC CHÂN SƯ  
CÕI ATMA  (ATMA)    │                     ⁕         ⁕               │     LVLCK, 59
DĨ THÁI VŨ TRỤ THỨ III  HẬU THIÊN KHÍ    │                   ⁕              ⁕            │      
NIẾT BÀN  (AETHER)    │                 ⁕                   ⁕         │      
       │               ⁕                        ⁕      │      
       │             ⁕                             ⁕   │      
TƯƠNG ỨNG VỚI CÕI PHỤ THỨ 4 CỦA CÕI HỒNG TRẦN VŨ TRỤ THUỘC 7 CÕI GIỚI HỆ THỐNG VŨ TRỤ   IV - CÕI BỒ ĐỀ VŨ TRỤ Tinh Hoa Chân Thần    │            ⁕                                 ⁕│      
CÕI TRỰC GIÁC      │          ⁕                                    ۞ TRỰC GIÁC TÂM THỨC LA HÁN  
CÕI BỒ ĐỀ  (BỒ ĐỀ)    │        ⁕                                  ⁕ N.TỬ T.TỒN BỒ ĐỀ   LVLCK, 59
DĨ THÁI VŨ TRỤ THỨ IV  SIÊU KHÍ/ PHONG    │       ⁕                           ⁕      
(THÁI DƯƠNG HỆ - LÀ MỘT  (AIR)    │     ⁕                    ⁕      
HỆ THỐNG Ở CẤP THỨ IV)      │   ⁕            ⁕      
       │ ⁕    ⁕    NGƯỜI TIẾN HÓA  
TƯƠNG ỨNG VỚI CÕI PHỤ THỨ 5 CỦA CÕI HỒNG TRẦN VŨ TRỤ THUỘC 7 CÕI GIỚI HỆ THỐNG VŨ TRỤ
V - CÕI TRÍ TUỆ VŨ TRỤ Tinh Hoa Chân Thần THƯỢNG TRÍ ۞  NGUYÊN TỬ THƯỜNG TỒN THƯỢNG TRÍ   TÂM THỨC LINH HỒN  
CÕI TRÍ   HẠ TRÍ THỂ NGUYÊN NHÂN                             THỂ TRÍ NGƯỜI CHÍ NGUYỆN    
CÕI TRÍ TUỆ (TRÍ TUỆ)     ۞   CHÂN NHÂN - HOA SEN CHÂN NGÃ  TÂM THỨC ARYAN    
CHẤT KHÍ (HƠI) VŨ TRỤ   LỬA   ۞  NGUYÊN TỬ THƯỜNG TỒN HẠ TRÍ NGƯỜI THIÊN VỀ TRÍ  PHÀM NGÃ LVLCK, 151
  (HỎA)                 (Người Aryan) LVLCK, 59
                  NGƯỜI TRÍ CẢM  
                     
TƯƠNG ỨNG VỚI CÕI PHỤ THỨ 6 CỦA CÕI HỒNG TRẦN THUỘC 7 CÕI GIỚI HỆ THỐNG VŨ TRỤ
VI - CẢM DỤC VŨ TRỤ Tinh Hoa Chân Thần   ۞ NGUYÊN TỬ THƯỜNG TỒN CẢM DỤC  NGƯỜI CẢM DỤC  
CÕI TÌNH CẢM                THỂ TÌNH CẢM TÂM THỨC ATLANTEAN   
CÕI CẢM DỤC (CẢM DỤC)               (Người Atlantean)  
CHẤT LỎNG VŨ TRỤ   NƯỚC                 LVLCK, 59
   (TINH TÚ QUANG)                  
                  Người Chưa Tiến Hoá  
                   (Người Thú)  
TƯƠNG ỨNG VỚI CÕI PHỤ THỨ 7 CỦA CÕI HỒNG TRẦN VŨ TRỤ THUỘC 7 CÕI GIỚI HỆ THỐNG VŨ TRỤ
VII- CÕI TRẦN DĨ THÁI I
VẬT CHẤT N. THỦY ۞ NGUYÊN TỬ THƯỜNG TỒN HỒNG TRẦN      GIỚI NHÂN LOẠI   LVLCK, 151
HỒNG TRẦN DĨ THÁI II
TIÊN THIÊN KHÍ                 GIỚI ĐỘNG VẬT TÂM THỨC LEMURIAN LVLCK, 107
CÕI TRẦN DĨ THÁI III
DĨ THÁI              GIỚI THỰC VẬT THỂ DĨ THÁI  
CHẤT ĐẶC VŨ TRỤ DĨ THÁI IV
KHÍ / PHONG              GIỚI KIM THẠCH THỂ XÁC  
  CHẤT KHÍ/ HƠI DĨ THÁI PHỤ/ LỬA               HÌNH HÀI  
  CHẤT LỎNG CÕI CẢM DỤC                  
  CHẤT ĐẶC CÕI HỒNG TRẦN              VẬT CHẤT THỂ ĐẶC   LVLCK, 150
XXXXXXXXX XXXXXXXXXXXXXXXXX  XXXXXXXXXXXXXXX XXXXXXXXXXXX XXX XXXX XXXX XXXX XXXX XXXX XXXXXXXXXXXXX XXXXXXXXXXXXXXX XXXXXX XXXXXXXXX

 

 

+ FOHAT: Fohat hay điện là một Thực Thể Thông Linh (Entity).

- Ngài là Thực Thể Thông Linh Nguyên Thuỷ có mang điện. (GLBN I, 105).

- Ngài là …. Ý Chí (Will) (GLBN I, 136)

- Ngài là ……Bác ái Minh triết  (GLBN I, 100, 144, 155)

- Ngài là ……Thông Tuệ Hoạt Động (GLBN I, 136)

===> Do đó Ngài là Thượng Đế (GLBN I, 167).

- Ngài là toàn bộ năng lượng của bảy Spirits

- Ngài là toàn bộ của Thượng Đế (GLBN I, 169).

+  Fohat là tư tưởng thiêng liêng hay năng lượng (Shakti) khi đã biểu lộ trên bất cứ cõi vũ trụ nào. Đó là tác dụng hỗ tương giữa tinh thần và vật chất. Bảy biến phân của Fohat là:

1. Cõi của sự sống thiêng liêng …….. Adi……...… Bể lửa

2. Cõi của sự sống Chân Thần ……Anupadaka…. Akasha

3. Cõi của Tinh thần .….............……..Atma…...…..… Aether

4. Cõi của trực giác ...…............……Bồ đề……......… Phong (Air)

5. Cõi của Trí tuệ ……................…..Trí tuệ…….......… Hoả

6. Cõi của dục vọng …..............….Cảm dục…....… Tinh tú quang

7. Cõi trọng trược ......................…Hồng trần…..… Dĩ thái (GLBN I, 105, 134, 135, 136.)

+ Tinh Hoa Chân Thần: Vật chất cõi phụ nguyên tử - tức 7 Cõi cao nhất của mỗi cõi chính

+ Tinh Hoa Hành Khí: Vật chất 6 cõi phụ phi nguyên tử - Tức vật chất phân tử

+ TRÊN SAO DƯỚI VẬY - CON NGƯỜI LÀ MỘT TIỂU VŨ TRỤ: Ba trạng thái của Tổng Thể này hiện diện trong mỗi sắc tướng:

1. Thái dương hệ tam phân, biểu lộ qua ba Ngôi nói trên.

2. Một con người cũng tam phân, biểu lộ thành Tinh Thần, Linh Hồn và Xác thể, hay Chân Thần, Chân Ngã và Phàm Ngã.

3. Nguyên tử của nhà khoa học cũng tam phân, được tạo thành bằng một nhân dương, các âm điện tử và toàn thể sự biểu lộ bên ngoài kết quả của sự liên lạc của hai thành phần kia.

+ BẢY CUNG NĂNG LƯỢNG CỦA THÁI DƯƠNG HỆ CHÚNG TA (RAY): Từ Cung 1 - Ý Trí đến Cung 7; Còn gọi là Bảy Trung Tâm Lực (Xem: Tổng hợp về Bảy Cung)

CẤU TẠO CON NGƯỜI VÀ THỂ DĨ THÁI (Xem: Tổng hợp Dĩ Thái, Thể Dĩ Thái và Thể Xác)

+ Chân Thần: Toàn bộ cõi Chân Thần Vũ Trụ (Bảy Cảnh Giới từ Ý Trí đến Hoạt Động - Minh Triết _ Tam Giác trên cùng)

+ Tam Nguyên Tinh Thần: Từ CÕI III (Ý Trí Tinh Thần) xuống đến Thượng Trí (Tâm Thức Linh Hồn) * Linh Hồn Con Người: Thái dương Thiên Thần giúp tạo lập Thể Nguyên Nhân/ Dẫn Thể (Hoa Sen Chân Ngã, nơi chú sứ của Linh Hồn)

+ CÁC DẪN THỂ CỦA LINH HỒN (Lưu ý: Phàm Ngã từ Nguyên tử trường tồn Hạ trí trở xuống đến hết Cõi VII, không gồm Thượng Trí) > Cõi trí cũng phân làm 2 phần: Hạ trí và Thượng trí. - Thượng Trí (Thê Nguyên Nhân): Ba cảnh giới phụ, từ Hoa sen Chân Ngã đến Thượng Trí - Hạ Trí (Thể Trí): Bốn Cảnh giới phụ thấp của Cõi V - Cõi trí > Cõi trần chia làm 2 phần: thể xác và thể dĩ thái, gồm các dây thần kinh, hệ tuần hoàn và các luân xa. - Thể dĩ thái của con người được cấu tạo bởi vật chất của 4 cõi phụ dĩ thái (DĨ THÁI I-II-III-IV CỦA CÕI VII).

  • Phàm ngã của chúng ta bao gồm ba thể thấp:

1- Hồng trần/dĩ thái: Năng lượng, sinh lực, sinh lý, hệ thần kinh, bộ não

2- Xúc cảm: Dục vọng, cảm giác—lo sợ, vui, buồn, hi vọng, nhạy cảm, lo âu, đang yêu …

3- Trí tuệ: Chúng ta suy nghi, tư duy như thế nào.

* Phàm Ngã hoạt động: Hiện tại, người trung bình hoạt động trên 3 cấp bậc của phàm ngã (hồng trần, trung giới, hạ trí), bao gồm 18 nấc thang hay 18 phân cảnh thấp nhất ( 7 phân cảnh giới hồng trần, 7 phân cảnh giới cảm dục, và 4 phân cảnh giới hạ trí).

+ Bảy cảnh giới chính tương ứng với 7 cấp bậc Tâm thức và Trạng thái (Tâm thức: Christ, Chân Sư, La Hán, Aryan, Atlantean)

THỂ DĨ THÁI: Tổng hợp Dĩ Thái, Thể Dĩ Thái và Thể Xác

1. Giới nhân loại = 4 loại chất dĩ thái. Mỗi một trong 4 Cõi/ Chất dĩ thái sẽ được đáp ứng với bốn cõi phụ cao – các phân cảnh dĩ thái: Thượng Đế; Chân Thần; Niết Bàn; Bồ đề.

2. Về hình dạng: Như Thể Xác. Các đường từ đạo nadi hay lực tuyến đan xen khắp cơ thể, truyền dẫn sinh lực đến từng bộ phận cơ thể.

3. Vươn ra xung quanh cơ thể, độ vươn ra phụ thuộc vào trình độ tiến hóa của cá nhân, có thể từ vài inch (2,5cm) cho đến nhiều inch.

4. Trong thể dĩ thái luôn luôn có những trung tâm lực (TTL), là nơi mà các lực tuyến (nadis) giao nhau. Trong con người có 7 TTL chính, 21 TTL phụ và hàng trăm TTL tế vi. Các Trung tâm lực này là nơi tiếp nhận, chuyển hóa và chuyển di năng lượng đi khắp các cơ thể.

5. Đức DK lưu ý, các Trung tâm lực chính hay phụ đều nằm bên ngoài cơ thể. Trong 7 Trung tâm lực hay luân xa chính, có 5 cái nằm dọc theo cột sống, cách cột sống từ 5 đến 10 cm, một cái bên trên đỉnh đầu, một cái đằng trước trán.

*** Phải luôn luôn nhớ rằng 7 trung tâm lực không nằm trong xác thân. Chúng chỉ tồn tại trong chất dĩ thái và hào quang dĩ thái, bên ngoài thể xác. Chúng liên kết chặt chẽ với xác thân bằng mạng lưới nadis. Năm trong số các trung tâm lực được tìm thấy ở trong đối phần dĩ thái của cột sống, còn năng lượng đi qua (xuyên qua các nadis rộng lớn và dễ đáp ứng) qua cột xương sống và từ đó chạy vòng khắp thể dĩ thái khi nó linh hoạt phía trong thể xác. Có ba luân xa ở đầu, một ở ngay trên đỉnh đầu, một cái khác nằm ngay trước mắt và trán, còn cái thứ ba ở sau đầu, ngay trên chỗ mà cột sống kết thúc. Điều này tạo ra tám trung tâm lực, nhưng thực ra là bảy, vì trung tâm lực ở sau đầu không được kể tới trong tiến trình điểm đạo, cũng như trường hợp luân xa lá lách (spleen).

6. Các nadis truyền dẫn prana và năng lượng từ Tam nguyên tinh thần, từ linh hồn, thể trí, thể cảm xúc, thể dĩ thái đến thể xác. Thông qua thể dĩ thái mà năng lượng từ các cõi cao và từ các thể cao mới có thể đến thể xác được.

7. Mỗi luân xa hay Trung tâm lực chi phối vùng cơ thể lân cận nó. Mỗi luân xa có một hoặc nhiều tuyến nội tiết liên kết, các tuyến nội tiết này thực ra là biểu hiện ngoại tại của luân xa trong thể xác. [1] Trong đoạn trên (Xem nguồn), đức DK nói đến bệnh tật do năng lượng đến thể dĩ thái từ 2 nguồn khác nhau: một từ chính thể dĩ thái, một đến từ các thể cao hơn (thể trí, thể cảm xúc, hoặc từ linh hồn) Thể dĩ thái và Prana (Sinh Lực), tiếp nhận, chuyển di, hấp thụ và phân phát, những dối loạn, tắc nghẽn và bệnh tật của chúng xem: Tổng hợp Dĩ Thái, Thể Dĩ Thái và Thể Xác


BIỂU ĐỒ: CÁC NGUỒN GỐC THIÊNG LIÊNG VÀ MỤC TIÊU TINH THẦN CỦA CHÚNG TA

 
 
 
Như các tia lửa của Thượng Đế thiêng liêng hay Chân Thần, chảy ra xuyên qua các Đấng vĩ đại là những Vị ban linh hồn cho các thiên hà và các chòm sao
 
ĐẠI HÙNG TINH THIÊN LANG THẤT TỶ MUỘI
 
Xuyên qua bảy cung đến thái dương hệ chúng ta
  TINH THẦN   (Chân Thần)  Đi qua bảy cõi đến thái dương hệ của chúng ta  TAM NGUYÊN TINH THẦN    LINH HỒN  Phẩm tính Phàm ngã và Linh hồn    PHÀM NGÃ  (Con người)  

MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TA LÀ “HỢP NHẤT” – ĐỒNG NHẤT HÓA HỮU THỨC VỚI TINH THẦN

BẢNG CẤU TẠO CÁC THỂ CỦA CON NGƯỜI (Leoni Hodgson)

Con người là một thực thể thiêng liêng, một tia sáng của Thượng Đế hoạt động thông qua các thể đậm đặc. Ở người trung bình, trí thông tuệ (vốn là mảnh thấp nhất của linh hồn) bị đồng hóa với các thể thấp cùng với các ham muốn và hoạt động của chúng. Mục tiêu tinh thần là sự hợp nhất - của bản ngã chia rẽ hoặc trí thông minh với bản chất Tinh Thần thiêng liêng của chúng ta.

  • Thứ nhất là sự hợp nhất hay sự tích hợp của phàm ngã
  • Thứ hai, sự hợp nhất phàm ngã với linh hồn.
  • Thứ ba, sự hợp nhất của linh hồn-phàm ngã với Chân Thần.

( Xem so sánh Phẩm tính Phàm ngã và Linh hồn )


Chân Thần – Phương diện thứ nhất, Ý chí và Quyền lực: Đó là mối nối của chúng ta với Đại Hồn. Đó là nguyên khí duy nhất bất tử và vĩnh cửu trong chúng ta, là một tia sáng sẽ được hấp thụ trở lại vào Cội Nguồn của nó vào lúc cuối chu kỳ. Chân Thần tự biểu lộ qua Tam Nguyên Tinh thần. Tam Nguyên này lại biểu lộ qua Linh Hồn. Tam Nguyên Tinh thần 1. (Atma) ý chí tinh thần. 2. (Buddhi) hồn thiêng. 3. Thượng trí. 2. CHÂN NHÂN (EGO) / LINH HỒN / THÁI DƯƠNG THIÊN THẦN – Phương diện thứ hai, Bác ái và Minh triết Thái Dương Thiên Thần hay Linh Hồn đi vào luân hồi để tiết lộ lòng bác ái của Thượng Đế. Linh hồn lại biểu lộ qua các thể thấp. 3. PHƯƠNG DIỆN “CON NGƯỜI” HAY PHÀM NGÃ – Phương diện thứ ba, Hoạt động. Hạ Trí: mảnh thông tuệ của linh hồn được cấy vào trong thể trí của con người. Nó là công cụ mà qua đó sự Tự Thực Chứng (Self-realisation) được thành tựu. Bản chất Cảm Xúc: đây là thể ham muốn-cảm giác cung cấp sự biểu hiện các tình cảm, từ tình yêu và tình cảm con người đến tâm lý sợ hãi và căm ghét. Thể Xác - Thể Dĩ Thái: cho phép linh hồn tiếp xúc với các hình tướng khác trên Cõi Trần, và thu được những kinh nghiệm cần thiết để mang lại sự Tự Thực Chứng. Nơi Người Trung Bình, Thể Mạnh Mẽ nhất vẫn còn là Thể Tình Cảm.  

CHÂN THẦN (Tinh Thần)

TAM NGUYÊN TINH THẦN

   

LINH HỒN

PHÀM NGÃ

THỂ TRÍ

   

THỂ TÌNH CẢM (Cảm Dục)

   

THỂ XÁC - THỂ DĨ THÁI

         
BIỂU ĐỒjpg_Page2.jpg

CHI TIẾT THỂ DĨ THÁI - LUÂN XA - BỆNH TẬT

Các Trung tâm lực(Luân Xa): 

 


Hầu hết con người vẫn còn đồng hóa một cách hữu thức với những cảm xúc của họ, họ bị thống trị bởi thể cảm dục vốn bị gắn chặt vào luân xa tùng thái dương. Thể ham muốn-cảm xúc này cho phép biểu lộ những cảm xúc khác nhau, từ tình yêu và tình cảm của con người cho đến nỗi sợ hãi và căm ghét. Nó kiểm soát thể xác, thúc đẩy thể xác làm thỏa mãn sự ham muốn của nó trên cõi trần. Thể cảm dục đơn giản chỉ là một vật phản chiếu tuyệt vời. Nó lấy màu sắc và chuyển động từ môi trường xung quanh; nhận ấn tượng của mỗi ham muốn thoáng qua; mỗi luồng sóng làm cho nó chuyển động; mỗi âm thanh khiến nó rung động. Ở người tiến bộ, thể cảm dục được gắn chặt vào luân xa tim, để biểu đạt những cảm xúc cao thượng của lòng bác ái thiêng liêng. Mục đích là để huấn luyện nó để trở nên yên lặng và trong trẻo như một tấm gương, để nó có thể phản ánh linh hồn một cách hoàn hảo, chứ không chỉ phản ứng với bất kỳ tư tưởng hay ham muốn nào.

Và Hạ Trí thì Không Ổn Định và Chưa Được Huấn Luyện, và phần lớn còn Chưa Ý Thức hoặc Vô Minh.

Hạ trí được xây dựng trên cơ sở không chính xác và liên tục thay đổi. Nó hiếu động, chuyển động không ngừng. Nó có thể được ví như một ngọn lửa nến bị phơi bày, dễ bị những cơn gió của hoàn cảnh tấn công, lập lòe, dao động, làm mồi cho những hoàn cảnh bên ngoài. Sự di chuyển không ngừng nghỉ của thể trí và sự huyên thuyên không ngừng trong trí là vấn đề lớn đối với Chân Thần, vì ảnh hưởng phát ra của nó bị mất đi như trong những cơn sóng bập bềnh của một hồ nước bẩn (thể trí không thanh khiết), bị thôi thúc bởi những niềm tin tiêu cực trong tiềm thức. Khi thể trí liên tục chất đầy những tư tưởng thấp kém, thì sự rung động của nó thấp và thô.

Đức Phật Gautama đã nói rằng Thể Trí có thể làm cho một Người thành một vị Phật hay một con Thú!

Nơi người trung bình, thể trí được đồng hóa với ham muốn của thể cảm dục (kama), tạo thành bản chất tâm thông thấp. Người này đang nhìn xuống vào ngoại giới, liên tục tìm kiếm những cách thức để làm thỏa mãn những nhu cầu của y. Thể trí này không được tự do hành động theo ý nó. Nó bị buộc chặt với bản chất cảm dục. Nó là nô lệ của thể cảm dục này!

Hạ Trí có tính Then Chốt, vì nó có thể được Kết Hợp hoặc với Linh hồn, hoặc với Phàm ngã.

Khi trí thông tuệ đồng hóa với các thể thì chủ nhân của nó dốt nát và không thông minh. Khi trí thông tuệ trở nên tự ý thức thì một con người tiến bộ và thông minh xuất hiện. Khi trí thông tuệ đồng hóa với chính nó – là Linh hồn hay Thái Dương Thiên Thần, thì một đệ tử xuất hiện. Các môn sinh tiến bộ đã làm tĩnh lặng trí tuệ chất (chitta) thì cảm nhận sự sống một cách chính xác. Không còn có những sự lệch lạc về mặt trí tuệ-cảm dục đối với đám mây chân lý và thực tại. Họ đang cảm nhận thực tại một cách đúng đắn. Cuộc đời được sống theo luật tinh thần cao cả, và người đó là một trung tâm của sự sáng tỏ và minh triết. Đây chính là mục tiêu.

Vấn Đề Của Con Người là sự Vô Ý Thức hoặc Vô Minh:

Tâm thức của y tập trung vào "những cái thấp kém" – có sự ham muốn không được kiểm soát và một thể trí không được chỉnh đốn. Những điều này tắt đi ánh sáng của linh hồn và phủ nhận tâm thức thiêng liêng.

Mục Tiêu Trước Mắt là Sự Tiến Hóa của Tâm Thức, để Đạt tới sự HỢP NHẤT

Mục tiêu trước mắt là phải tách sự cố định của thể trí ra khỏi những ham muốn thấp kém của thể cảm dục, và sau đó chỉnh hợp nó với linh hồn; phát triển tâm thức từ sự đồng hóa nó với bản chất phàm ngã đến sự đồng hóa nó với linh hồn. Điều này đạt được nhờ việc rèn luyện thể trí và giới luật, hay sự thanh luyện các thể.

Tâm Thức là Trung tâm Nhận Thức, nó vốn "Biết".

Từ ngữ tâm thức xuất phát từ hai từ Latin: "con", là với; và "scio", là biết; và theo sát nghĩa là "cái giúp chúng ta biết", "trạng thái nhận thức", hoặc "tình trạng nhận thức."

Tâm thức tuyệt đối: đây là tâm thức của Thượng Đế, là Đấng chứa đựng bên trong bản thân Ngài cả quá khứ, hiện tại và tương lai.

Tâm thức đại đồng: đây là tâm thức tập thể, bản thân tập thể đó hình thành một đơn vị lớn hoặc một đơn vị nhỏ.

Tâm thức cá nhân: Cũng như tâm thức đại đồng, là một đơn vị tách biệt, có thể tiếp xúc và có thể quan niệm về chính nó (COA 99,100)

THÁI DƯƠNG THIÊN THẦN GIÁM SÁT SỰ TIẾN HÓA CỦA TÂM THỨC

Giới Nhân loại là cầu nối giữa Chân Thần và các giới tinh thần cao hơn, với các giới thấp là động vật, thực vật và khoáng sản.

Chỉ ở Giới Nhân loại, mà Chân Thần mới có thể "nắm bắt" con người (human being) của nó.

Phương tiện mà qua đó điều này đạt được, là nhờ công việc của Thái Dương Thiên Thần.

Vào lúc bắt đầu một chu kỳ mới, để linh hồn động vật tiến vào Giới Nhân loại, các thực thể tinh thần rất tiến hóa này đã cấy "những mảnh" tinh chất (essence) của các Ngài vào "thể trí" (“minds”) của người thú. Hành động này được gọi là sự biệt ngã hóa (individualization) và nó đã mang Giới Nhân loại vào hiện tồn.

"Mảnh" thiêng liêng này hình thành hoa sen chân ngã (thể nguyên nhân), là chỗ ngự của linh hồn thông tuệ và minh triết, trong con người.

Thái Dương Thiên Thần và trí thông minh đang tăng trưởng của con người phát triển qua hoa sen; là cái thường được gọi là "LINH HỒN". Mặc dù Thiên Thần chia sẻ tinh chất của Ngài với con người, cuối cùng Ngài sẽ rời đi khi sự chỉnh hợp với tinh thần được đạt đến.

Lúc đầu linh hồn thể trống rỗng – trí thông minh không có. Nhưng qua nhiều kiếp sống, con người khai mở các quyền năng bác ái và minh triết, và hoa sen mở ra.

Tất cả thông qua quá trình này, đó là Thái Dương Thiên Thần thúc đẩy hoa sen đi vào hoạt động mạnh mẽ hơn cho đến khi – với nỗ lực có phối hợp của vị đệ tử, một "cầu nối" (antahkarana) được xây dựng giữa hạ trí của con người với Tam Nguyên Tinh thần – Chân Thần. Điều này cho phép Chân Thần tự biểu lộ trực tiếp qua bộ não, và trên cõi trần. Đây là mục tiêu tối hậu – là Ý thức Chân Thần.

Lúc bấy giờ, Thái Dương Thiên Thần rời đi, công việc của Ngài đã được thực hiện.

1. Linh hồn là Con của Cha và của Mẹ (Tinh thần-Vật chất).

2. Linh hồn là nguyên khí thông tuệ.

3. Linh hồn là một đơn vị ánh sáng.

4. Linh hồn là nguyên khí hữu cảm thức,

5. Linh hồn, trong mối liên quan với con người, là nguyên khí trí tuệ.

PHẦN IV CÁC TRÌNH ĐỘ TÂM THỨC KHÁC NHAU

Con người, Người Chí nguyện, Đệ tử, Điểm đạo đồ, Chân Sư

[Văn bản được LH cô đọng và định dạng lại từ Tâm lý học Nội môn I,322-326: và II 325-341]

Toàn bộ tầm quan trọng của cả quá trình tiến hóa, xét cho cùng, được đặt trên sự phát triển của "tâm thức: ý thức thông minh làm sinh động các hình tướng, ở mọi trình độ khác nhau. Hãy nghiên cứu cẩn thận các giai đoạn sau đây của sự phát triển tiến hóa. Việc có một sự hiểu biết đầy đủ về các phạm trù này, và có thể nhận ra các trình độ khác nhau ở những người mà bạn thấy và gặp gỡ là cần thiết cho một phụng sự viên bí truyền.

1. Tác động 1 của linh hồn : vào lúc Biệt Ngã Hóa.

Con người bắt đầu hành trình của y trong Giới Nhân loại vào lúc "biệt ngã hóa", khi y bước lên từ Giới Động vật dưới ảnh hưởng của linh hồn. Ở giai đoạn đầu này, y hơn một con vật một chút, và chỉ đồng hóa với các ham muốn của bản chất vật chất của y. Sau đó, dần dần bản chất thấp của y – khía cạnh thiêng liêng thứ ba, được phối hợp với khía cạnh thiêng liêng thứ hai của linh hồn nhờ tiến trình "điểm đạo"; để qua rất nhiều kiếp sống, tâm thức Christ nội tại được đánh thức đi vào hoạt động nhờ kinh nghiệm trong hình tướng. Tiến trình này lên đến đỉnh điểm với "sự đồng nhất hóa" với Chân Ngã.

Ba từ này – biệt ngã hóa, điểm đạo và đồng nhất hóa, – bao gồm toàn bộ quá trình sự nghiệp của con người, từ lúc y xuất hiện vào trong giới nhân loại cho đến khi y chuyển ra khỏi nó ở cuộc điểm đạo thứ ba, và hoạt động tự do trong giới thứ năm, giới Thần Thánh (God). Tác động của linh hồn mang lại sự tiến hóa này.

+ Tâm Thức Lemuria: Con người Vật Chất Chưa Tiến Hóa

1. Cuộc hành trình bắt đầu. Ở trình độ này, con người chủ yếu là một con vật không thông minh. Trạng thái rời rạc của linh hồn (con người) ngự bên trong và thấm nhuần hình thể con người, và cung cấp cho con người bất kỳ ý thức con người thực sự nào đó – là trì trệ, còn phôi thai và chưa được tổ chức. Nó thiếu trí tuệ như chúng ta hiểu về điều đó, và chỉ được nhận ra bởi một sự đồng hóa hoàn toàn với hình thể vật chất cùng các hoạt động của nó. Tâm thức này bao gồm những người man dã cấp thấp và nhiều nông dân thuần túy nông nghiệp, những người không ở dưới nền giáo dục hiện đại. Con người ở giai đoạn này tốt đẹp hơn một con vật một chút và bị chi phối bởi những ham muốn và bản năng vật chất. Có một vài người còn lại trên trái đất.

2. Hết kiếp này đến kiết khác trôi qua, và từ từ năng lực đồng hóa hữu thức gia tăng, với một ham muốn ngày càng tăng đối với một phạm vi thỏa mãn lớn hơn. Toàn bộ các mãnh lực của sự sống được tập trung vào thể xác, và các ham muốn được biểu lộ lúc đó là những ham muốn vật chất; đồng thời có một xu hướng ngày càng tăng hướng tới những ham muốn tinh tế hơn, đó là những ham muốn do thể cảm dục gợi lên. Dần dần, sự đồng hóa của linh hồn với hình tướng chuyển từ bản chất xác thịt sang bản chất cảm dục. Không có gì có mặt tại thời điểm này có thể được gọi là một phàm ngã cả. Chỉ có một thể xác đang sống, hoạt động, với các đòi hỏi và ham muốn của nó, các nhu cầu và các thèm khát của nó, kèm theo một sự chuyển di tâm thức rất chậm nhưng đều đặn ra khỏi hiện thể vật chất vào trong hiện thể cảm dục.

+ Tâm Thức Atlantis: Con người Tình cảm Vô ý thức

3. Bây giờ tiêu điểm chú ý của linh hồn – hoạt động xuyên qua con người đang tiến hóa từ từ, đang di chuyển vào thế giới của dục vọng. Các ham muốn không còn quá mơ hồ và phôi thai. Cho đến nay chúng vẫn quan tâm tới những thôi thúc hay khao khát cơ bản : đầu tiên là một sự thôi thúc để tự bảo toàn; sau đó là sự tự duy trì qua sự thôi thúc của sự sinh sản; và tiếp theo đến sự thỏa mãn về kinh tế. Ở giai đoạn này, chúng ta có tình trạng ý thức của người vị thành niên và người man dã non nớt.

4. Dần dần tâm thức bắt đầu đáp ứng với tác động của thể trí và với năng lực phân biệt và lựa chọn giữa những ham muốn khác nhau. Các thú vui tinh tế hơn bắt đầu thực hiện sự kêu gọi của chúng; những ham muốn của con người trở nên ít thô thiển và vật chất; ham muốn mới mẻ về cái đẹp bắt đầu xuất hiện, và một cảm giác mơ hồ về các giá trị thẩm mỹ. Tâm thức đang trở nên trí-cảm (kama-manasic) nhiều hơn, và toàn bộ xu hướng của các thái độ hàng ngày hoặc các phương cách sinh hoạt, và tính cách, bắt đầu mở rộng, khai mở, và cải thiện. Mặc dù hầu hết thời gian y vẫn bị dày vò bởi ham muốn vô lý, nhưng lĩnh vực của những thỏa mãn và những thôi thúc cảm giác của y rõ ràng là ít thú tính hơn và chắc chắn nhiều tình cảm hơn. Các tính khí và cảm xúc bắt đầu được nhận thấy, và một mong muốn mơ hồ đối với hòa bình và sự thôi thúc để tìm thấy cái mơ hồ được gọi là "hạnh phúc" bắt đầu tác động. Đó là tình trạng của quần chúng tại thời điểm hiện nay, những người vẫn còn bị chi phối chủ yếu bởi những ham muốn ích kỷ, và bởi những đòi hỏi của cuộc sống bản năng. Nhân loại trên địa cầu của chúng ta vẫn còn ở giai đoạn Atlantis.

+ Tâm Thức Arya: Con người Thông minh – Sự Biệt Ngã Phàm ngã

5. Nơi những người tiến bộ hơn của thế giới ngày nay, chúng ta có sự hoạt động của thể trí; điều này được nhận thấy trong một quy mô lớn ở nền văn minh phương Tây của chúng ta. Năng lượng cung của thể trí bắt đầu đổ vào, và từ từ tự khẳng định nó. Ý thức não bộ bắt đầu tổ chức và tiêu điểm của các năng lượng bắt đầu chuyển dần dần ra khỏi các luân xa thấp vào các luân xa cao. Nhân loại đang phát triển "tâm thức Arya". Thể trí bắt đầu kiểm soát và bắt đầu tích hợp các thể thấp thành một tổng thể cá nhân hóa có tính tổng hợp. Phàm ngã tích hợp xuất hiện.

Phàm ngã hay sự "Sự Biệt Ngã Phàm ngã" hoàn toàn: "Các Phàm ngã" được tích hợp, phối kết, và chưa chịu ảnh hưởng của linh hồn. "Tính bướng bĩnh và tự ái" của họ rất mạnh mẽ.

Các Phàm ngã tách biệt và chia rẽ: và đây là định nghĩa thông dụng nhất cho "phàm ngã". Định nghĩa này xem mỗi con người như là một nhân vật. Nhưng thực ra, nhiều người chỉ là những con vật với các xung lực cao còn mơ hồ; trong khi những người khác là những người trung bình, bị ảnh hưởng bởi bản chất ham muốn của họ hoặc bởi những ý tưởng vốn không phải là của riêng họ.

Các Phàm ngã là những người được phối kết và được tích hợp. Họ khỏe mạnh về thể chất, có sự kiểm soát cảm xúc, phát triển về trí tuệ, và đã hoàn chỉnh công cụ tuyến (glandular). Các tính chất thể xác, tình cảm và trí tuệ được hợp nhất và hoạt động như là một, tạo ra một bộ máy lệ thuộc vào ý chí của phàm ngã. Chính ở giai đoạn này xảy ra một khuynh hướng thiên về chính đạo hoặc thiên về tả đạo.

Phàm ngã là những người của vận mệnh: họ có đủ sức mạnh ý chí để rèn luyện bản chất thấp sao cho họ có thể thực hiện một vận mệnh mà họ nhận thức một cách vô thức. Họ được chia thành hai nhóm: Những người không có sự tiếp xúc với linh hồn: họ bị thôi thúc tiến đến vận mệnh của họ bởi một ý thức về quyền lực, tự ái, tham vọng cao quý, một phức hợp tự tôn, và sự quyết tâm đạt đến đỉnh cao nhất của ngành nghề cụ thể của họ. Những người tiếp xúc với linh hồn ở mức độ nhỏ, mà phương pháp và động cơ của họ là một hỗn hợp của tính ích kỷ và tầm nhìn tâm linh.

2. Tác động 2 của Linh hồn : Con người Yêu cầu Giúp đỡ:

Tác động đầu tiên của linh hồn được nối tiếp bằng một thời kỳ dài điều chỉnh, phát triển và khai mở dần dần. Trong thời gian này, linh hồn thắt chặt sự nắm giữ của nó lên công cụ của nó. Tác động hay phản ứng thứ hai của linh hồn được kêu gọi bởi những tình huống khó xử và những trường hợp khẩn cấp của cuộc sống. Khi đó con người kêu gọi linh hồn giúp đỡ trong cơn tuyệt vọng. Tác động này được gọi là "Sự Tiếp Xúc Mặc nhận" (“Touch of Acquiescence”), và đánh dấu sự chấp thuận của linh hồn đối với sự kêu cầu giúp đỡ và có ánh sáng của phàm ngã. Điều này diễn ra trên chiến trường của bản chất tình cảm.

+ Các Linh hồn thức tỉnh: Sự Tiếp Xúc Mặc Nhận này làm cho tâm thức nhận ra mục đích của kinh nghiệm, và đem nhóm người này vào dưới ảnh hưởng ngày càng tăng của linh hồn của họ. Do đó họ mang đến cho mỗi biến cố một năng lực thông minh để rút từ ​​những diễn biến mà họ đang chịu đựng một thành tựu nào đó cho sự sống của linh hồn. Họ đã học xem môi trường mà họ ở trong đó như là nơi thanh luyện, và là lĩnh vực phụng sự có kế hoạch của họ.

+ Những người chí nguyện

6. Họ đang trở nên ý thức với loại năng lượng cơ bản thứ năm – là năng lượng của linh hồn. Những người chí nguyện tự thích ứng để phù hợp với mối quan hệ tập thể đã chọn của họ. Họ rèn luyện phàm ngã tích hợp đến sự thể hiện cao nhất của các năng lực của nó, sao cho những năng lực này có thể được sử dụng để trợ giúp nhu cầu của tập thể, và nhờ thế mà phàm ngã của người chí nguyện có thể được tích hợp vào nhóm. Qua đó sự sống tập thể được phong phú, những tiềm năng tập thể được gia tăng, và ý thức tập thể được tăng cường.

3. Tác động 3 của Linh hồn. Trên con đường Điểm đạo :

Tác động của linh hồn được cảm nhận ở những cuộc điểm đạo khác nhau và liên tiếp nhau mà người đệ tử cuối cùng được thọ lãnh, vì y đã đi ra khỏi giới thứ tư và nhập vào giới thứ năm (giới linh hồn) trong thiên nhiên. Sự tiếp xúc Giác Ngộ này được đưa vào hiệu quả nhờ thể trí.

Sự điểm đạo chính là việc nhập vào ảnh hưởng và mãnh lực của linh hồn con người – là lòng bác ái sáng suốt và ý chí tinh thần, là việc nhập vào một thế giới mới và có kích thước rộng hơn nhờ việc mở rộng tâm thức

Cuộc Điểm Đạo Đầu Tiên - "Sự Sinh ra ở Bethlehem": sự kiểm soát của Ego hay Linh Hồn đối với thể xác đã phải đạt đến một mức độ thành tựu cao. "Tội lỗi của xác thịt," phải được thống trị; tính háu ăn, thói nghiện rượu, và sự đa dục phải không còn thống trị. Nhu cầu của Tinh linh vật chất sẽ không còn được tuân theo; sự kiểm soát phải hoàn toàn và sự quyến rũ đã hết. Một thái độ chung về sự tuân phục Chân Ngã phải được đạt đến, và sự sẵn lòng vâng lời phải rất mạnh.

Cuộc Điểm Đạo Thứ Hai - "Lễ Rửa Tội ở sông Jordan": nó tạo thành bước ngoặt trong việc kiểm soát thể cảm dục. Việc kiểm soát thể cảm dục được thể hiện tương tự như trên.

Cuộc Điểm Đạo Thứ Ba - "Sự Biến Hình": điểm đạo đồ học cách kiểm soát hiện thể trí tuệ của mình và có được sự chủ trị trên bốn cõi phụ thấp trong ba cõi của tam giới.

Cuộc Điểm Đạo Thứ Tư - " Sự Tử Bỏ”. Tại thời điểm này, hoa sen chân ngã vỡ tan, và Thái Dương Thiên Thần rời đi. Cây cầu trong tâm thức giữa Chân Thần và con người đã được thành lập thông qua Antahkarana, và từ thời điểm này trở đi, chính Tia Linh Quang Chân Thần, hoặc Bản Lai Diện Mục (Presence) của Thượng Đế, hoạt động qua con người.


Cuộc điểm đạo 5 Sự Khải Huyền Đáy xương sống Cõi Atma
Cuộc điểm đạo 6 Sự Quyết định Luân xa cổ họng Cõi Chân Thần
Cuộc điểm đạo 7 Sự Phục Sinh Luân xa đầu Cõi Thượng Đế
Cuộc điểm đạo 8 Sự Chuyển Tiếp Thánh Đoàn Bảy Thánh Đạo của Hành tinh
Cuộc điểm đạo 9 Sự Khước Từ Shamballa Bảy Thánh Đạo của thái dương hệ

+ Các Đệ tử

7. Họ bận rộn với sự hội nhập của phàm ngã với linh hồn. Các đệ tử được phân cấp trong chừng mực sự sống phàm ngã của chính họ ra đi. Khi linh hồn thâm nhập và kiểm soát phàm ngã, khi đó và chỉ khi đó, phàm ngã mới đủ tiêu chuẩn đối với ý nghĩa đích thực của nó. Điều này là để tạo thành mặt nạ của linh hồn, cái vốn là vẻ bề ngoài của các mãnh lực tinh thần bên trong. Tiêu điểm của sự chú ý trí tuệ là vào linh hồn và vào thế giới của các linh hồn. Những người phụng sự này, vốn là sự biểu lộ vẻ huy hoàng và năng lực thu hút của linh hồn, là những người hiểu biết Thiên Cơ, và trong mỗi tổ chức, họ thành lập nhóm Người Phụng sự Thế giới mới và đang dần dần tăng trưởng. Sự cứu rỗi thế gian nằm trong tay của họ.

+ Các điểm đạo đồ

8. Ở giai đoạn này, Sự ĐỒNG NHẤT HÓA với Chân Ngã đang xảy ra. Điều này khiến họ làm việc với Thiên Cơ và đưa việc phụng sự Thiên Cơ vào hiện thực. Điều này luôn là mục tiêu của các thành viên được điểm đạo của Thánh Đoàn. Họ thông hiểu, thể hiện và làm việc với Thiên Cơ.

+ Các Chân Sư

9. Sau cuộc điểm đạo thứ ba, các điểm đạo đồ cao cấp bắt đầu chỉnh hợp với Tinh Thần và tâm thức chuyển dần dần ra khỏi Linh Hồn vào tâm thức của Chân Thần. Các vị Huynh Trưởng hoàn thiện này và những Huynh Hữu Vĩ Đại đang học cách để làm cho các mãnh lực của thiên nhiên, các năng lượng của các cung và các uy lực của các cung hoàng đạo thích ứng với nhu cầu thế giới và sự đòi hỏi của thế giới theo một cách thiết thực.


THÔNG TIN BỔ XUNG VỀ SỰ TƯƠNG ỨNG CÁC CÕI

Tên gọi Các cõi Mức độ Tâm thức Trạng thái
Trạng thái thứ nhất của Thượng Đế Thượng Đế Ý thức Thượng Đế hay “Trời” Thượng Đế
Chân Thần Ý thức Chân Thần Christ

Chân nhân -Thái D.T.Thần

Chân ngã - Linh Hồn 
(Trạng thái 2)

Atma Ý thức Tinh thần Các Chân Sư
Bồ Đề Ý thức Trực giác Các La Hán
Thượng Trí Ý thức Linh hồn Các điểm đạo, Đệ tử, N.Chí nguyện

Phàm nhân

Phàm ngã - Sáng tạo 
(Trạng thái 2)

Hạ Trí Ý thức Arya – Thể trí sinh động Người tiến bộ thông minh
Cảm Dục Ý thức Atlantis – thuộc về tình cảm Người tình cảm trung bình
Hồng Trần Ý thức Lemuria – Bản năng vật chất Người sơ khai chưa tiến hóa

 


 + Thái dương hệ của chúng ta và sự khai mở tâm thức (LOS - Ánh Sáng của Linh Hồn, 298)

Bảy cõi giới này hiện thân cho bảy trạng thái tâm thức và bao gồm bảy dạng chúng sinh lớn. Sự tương đồng được thể hiện như dưới đây:

1. Cõi Hồng Trần             Bhu                              Trái Đất. Tâm thức vật chất

2. Cõi Cảm Dục              Antariksa                      Thế giới tình cảm. Tâm thức cảm dục.

3. Cõi Trí                        Mahendra                     Thế giới của tâm trí và của linh hồn.  Tâm thức trí tuệ.

4. Cõi Bồ Đề                   Mahar Prajapatya         Thế giới Christ. Trực giác hay tâm thức Christ. Tâm thức nhóm.

5. Cõi Atma.                   Jana.                            Thế giới Tinh Thần. Tâm thức hành tinh. Thế giới của phương diện thứ ba.

6. Cõi Chân Thần            Tapas                           Thế giới Linh Thiêng. Tâm thức Thượng Đế. Thế giới của phương diện thứ hai.

7. Cõi Thượng Đế           Tatya                            Thế giới của nguyên nhân khởi thủy.  Tâm thức tuyệt đối. Thế giới của phương diện thứ nhất.  

+ Các Cõi Giới và Sự Tiến Hóa - The Planes and Evolution (TCF - Luận về lửa vũ trụ, 650)

Nhóm A........Cõi Adi (Tối Đại Niết Bàn) .......... Tiến hóa Thiêng Liêng.

                     Nguyên tử hệ thống.

Nhóm B........Ba thế giới của Tam Nguyên ..... Tiến hóa Tinh Thần.

                      Dĩ Thái Thượng Đế.                         

Nhóm C........Ba thế giới......................................... Tiến hóa của Con Người.

                      Vật chất đặc Thượng Đế.

+ Sự Tiến Hóa, Tự Do và Sự Làm Chủ trên các Cõi Giới